Nước Mỹ cần gì ở tổng thống mới

Hoàng Hà (lược thuật) 29/12/2015 14:31

* Góc nhìn của các chuyên gia chính trị học hàng đầu ở Mỹ

Có lẽ chưa bao giờ cuộc chạy đua vào Nhà trắng ở Mỹ lại diễn ra sôi nổi, nhiều tình huống và nhiều ứng cử viên như hiện nay. Về phía đảng Dân chủ hiện đang có các ứng cử viên là cựu ngoại trưởng, cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton; cựu thống đốc bang Maryland, Martin O’Malley và cựu thống đốc bang Vermont, Bernard Sanders. Về phía đảng Cộng hòa có tới 16 ứng cử viên, trong đó có thượng nghị sĩ bang Texas, Ted Cruz; thượng nghị sĩ bang Kentucky, Rand Paul; thượng nghị sĩ bang Florida, Marco Rubio; cựu thống đốc bang Florida Jeb Bush và cả nhà tài phiệt nổi tiếng lãng tử Donald Trump… Ngoài ra còn có 7 ứng cử viên độc lập… Mỗi người mỗi vẻ…

Tony Sayegh và Bernard Whitman.

Mặc dù cuộc bầu cử tổng thống Mỹ mới được ấn định vào ngày thứ ba 8-11-2016 nhưng ở thời điểm hiện nay, không khí tranh cử đã rất nóng bỏng. Càng sát gần năm mới ở Mỹ càng dấy lên mạnh mẽ hơn mối quan tâm về tên họ người sẽ làm chủ Nhà trắng trong nhiệm kỳ 2016-2020. Để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này, xin giới thiệu cuộc trò chuyện giữa bình luận viên quốc tế trang mạng lenta.ru Aleksei Naumov với hai nhà nghiên cứu chính trị học Tony Sayegh, đại diện cho đảng Cộng hòa và Bernard Whitman, đại diện cho đảng Dân chủ.

Tony Sayegh và Bernard Whitman trình bày suy nghĩ của mình về những gì mà cử tri Mỹ đang mong đợi từ các cuộc vận động tranh cử tổng thống. Tony Sayegh từng tiến hành hơn một trăm chiến dịch ở cấp độ liên bang, khu vực và địa phương, còn Bernard Whitman trong sự nghiệp kéo dài tới 20 năm của mình, đã tham gia vào tám chiến dịch vận động tranh cử tổng thống gần đây nhất của các ứng cử viên Dân chủ, tư vấn cho một số nguyên thủ quốc gia cũng như những người đứng đầu các doanh nghiệp trong top 5000 của tạp chí Fortune 500 cùng nhiều người đứng đầu các tổ chức phi chính phủ (NGO) lớn .

PV:Có ý kiến cho rằng Đảng Cộng hòa đang gặp vấn đề với tư cách một tổ chức chính trị: những vị trí trên cùng trong các cuộc thăm dò ý kiến công chúng đang thuộc về những người không liên quan gì tới tầng lớp tinh hoa truyền thống. Liệu điều này có phải là dấu hiệu của việc đang đang lâm vào khủng hoảng?

Tony Sayegh: Khó có thể gọi tình hình hiện nay là khủng hoảng: Chưa bao giờ trong lịch sử của đảng mà các thành viên của nó lại giữ được nhiều vị trí chính trị quan trọng như hiện nay- cả ở cấp liên bang và cấp bang. Chúng tôi chưa bao giờ có được đông các thống đốc như thế, đấy là chưa kể tới việc chúng tôi đang giữ đa số tại cả hai viện của Quốc hội. Theo kết quả của các cuộc khảo sát, nhiều ứng cử viên Cộng hòa cho chức tổng thống Mỹ hoặc vượt lên trước Hillary Clinton (được ưa chuộng trong đội ngũ các ứng cử viên Dân chủ, hoặc chỉ thua kém chút ít).

Những gì quan sát được từ phía bên ngoài chỉ là kết quả của hai yếu tố. Trước hết, ở những người Cộng hòa tồn tại những quan điểm hoàn toàn khác nhau. Đảng chúng tôi phân biệt rất rõ các phe cánh, và đại diện của các “phe cánh” này vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ các tín điều của mình vì các lợi ích chính trị.

Chúng tôi có phe cánh những người bảo thủ hiến pháp, tin vào sự cần thiết phải thực hiện theo đúng các quy định trong luật cơ bản, có phe cánh những người bảo thủ mang tính định hướng xã hội hơn, các phe cánh các "diều hâu" quân sự và thậm chí cả những người theo thiên hướng chủ nghĩa tự do.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn được liên kết lại bởi một số tín điều căn bản: rất nhiều sự chú ý đến các vấn đề an ninh quốc phòng, làm giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và sự cần thiết phải giảm thuế. Vâng, đảng bị thiệt hại khi những người Cộng hòa tranh cãi với nhau, nhưng ở trong việc này cũng có những khía cạnh tích cực.

Bạn thấy đó là cuộc chiến giành giật "trái tim và linh hồn" của đảng, nhưng đấy là một chiến hữu ích - kết quả của nó có thể đề cử ra được một ứng cử viên mạnh mẽ với một chương trình khả dĩ giúp đoàn kết đảng và tạo cho nước Mỹ một cơ hội để tiến lên phía trước. Nói cho cùng, vào cuối những năm 1980, đội ngũ các ứng cử viên Cộng hòa cũng đông đảo như hiện nay nhưng rốt cuộc từ đội ngũ đó đã chỉ vượt lên được có hai nhân vật là Ronald Reagan và George W. Bush (cha).

Bernie Sanders công khai tuyên truyền về những góc nhìn mang tính xã hội chủ nghĩa của mình, điều mà trước đây không thể tưởng tượng được đối với các chính trị gia Mỹ.

- Hiện ứng cử viên có xu hướng xã hội Bernie Sanders đã nhanh chóng giành được tín nhiệm: tỉ lệ những người ủng hộ đã tăng từ 4% lên tới 30%. Lý do là gì, vì nước Mỹ cần tới các cuộc cải cách xã hội chủ nghĩa, hay vì mong muốn của những người Cộng hòa được lựa chọn các ứng cử viên không phải từ đội ngũ tinh hoa truyền thống?

- Bernard Whitman: Giữa các đảng viên Dân chủ cũng có những người đang bất mãn với giới tinh hoa và và hoạt động của các chính trị gia ở Washington. Trong đội ngũ đảng Cộng hòa, xu hướng này được hiện hình rõ nét hơn: đó là Donald Trump và Ben Carson, hai người chính vì thế mà đã đạt được tín nhiệm cao. Lập luận của Sanders, người nói về mức chênh lệch ấn tượng trong thu nhập của người giàu và người nghèo, đã tìm thấy sự đồng cảm của nhiều người cánh tả và những cử tri độc lập.

Bernie Sanders công khai thừa nhận quan điểm xã hội chủ nghĩa của mình, việc mà trước đây là điều không thể tưởng tượng nổi đối với một chính trị gia Mỹ. Ông ấy cũng đặt ra các vấn đề quan trọng khác: khả năng tiếp cận với giáo dục, sự cần thiết phải giải cứu các ngân hàng lớn trong suốt khủng hoảng năm 2008. Tuy nhiên, ông ấy cũng đang vấp phải một vấn đề, đó là các giải pháp mà ông ấy đề xuất đều đã lỗi thời. Một bộ máy quản lý nhà nước mạnh mẽ và chia làm nhiều nhánh, những chương trình quốc gia quy mô lớn, các cải cách mang tính xã hội chủ nghĩa - tất cả những điều này đã nhiều lần được chứng minh là không có hiệu quả và thậm chí còn gây nên những hiệu quả phản tác dụng. Sanders sẽ không thể khẳng định sự hùng biện của mình bằng những công việc thực tế.

Tôi nghĩ rằng, việc nổi tiếng của ông Sanders cho thấy không phải sự cần thiết phải tiến hành các cải cách xã hội chủ nghĩa, mà là ở tâm trạng, sự bất mãn của một bộ phận cử tri Mỹ. Bà Hillary Clinton sẽ phải giải thích xem chính sách kinh tế của bà sẽ giải quyết thế nào những thách thức đã được vạch ra bởi ông Sanders.

Bernie Sanders công khai thừa nhận quan điểm xã hội chủ nghĩa của mình, việc mà trước đây là điều không thể tưởng tượng nổi đối với một chính trị gia Mỹ.

Bernard Whitman

- Vậy có thể nói rằng việc gia tăng uy tín của các ông Trump và Sanders trong tất cả những khác nhau về quan điểm giữa họ chỉ lý giải được bằng một nguyên do duy nhất, đó là tâm trạng thất vọng đối với các chính trị gia đang ở Washington?

- Bernard Whitman: Tuyệt đối.

- Sanders đang có uy tín, nhưng vẫn còn thấp hơn đáng kể so với bà Clinton. Thế điều gì đã gây ra "hiện tượng Trump"? Khi nhà tài phiệt đó vừa công bố tham vọng làm tổng thống của mình thì các chuyên gia ngay lập tức nói rằng nó sẽ bị lãng quên trong một vài tuần tới. Tuy nhiên, ông Trump vẫn là nhà lãnh đạo đứng đầu các cuộc thăm dò đã gần bốn tháng rồi.

- Tony Sayegh: Ông ấy thực sự đã phá vỡ hoàn toàn tính logic của bộ môn phân tích chính trị. Cần phải hiểu rằng, ngoài sự thất vọng và tức giận của người dân Mỹ, một yếu tố quan trọng trong thành công của ông ấy – đó là thái độ tự tin mà ông ấy đã mang tới cùng dân chúng. Sự tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của ông ấy, nước Mỹ sẽ lại một lần nữa trở nên vĩ đại và sẽ lại chiến thắng. Ông ấy đã nêu ra trước các cử tri cả một danh sách dài những thất bại của chính quyền đương nhiệm - ví dụ như về thỏa thuận hạt nhân với Iran, hay về các mối quan hệ với Nga thì đa số người Mỹ đều tin rằng ông Putin đang ở thế thượng phong so với ông Obama. Trump khẳng định rằng chính quyền của ông ấy có thể làm mọi việc khác đi.

- Chẳng lẽ trong nội bộ nước Mỹ lại không cói thỏa thuận hạt nhân là một chiến thắng của nền ngoại giao Mỹ ư? Chính Ngoại trưởng John Kerry và Bộ Trưởng Năng Lượng Mỹ Ernest Moniz đã nói như thế mà.

- Tony Sayegh: Đây không phải là lần đầu tiên mà ông Obama phải đối mặt với một thực tế là, các "chiến thắng" của chính quyền do ông lãnh đạo đã không nhận được sự ủng hộ của dân chúng. Trong xã hội cho đến nay vẫn chưa ưa chuộng chương trình cải cách y tế của ông ấy và và thỏa thuận với Iran. Về phần mình, ông Trump biết truyền cảm hứng cho người Mỹ, khích lệ họ tin vào bản thân và đất nước của họ. Tuy nhiên, các cử tri chỉ đưa ra quyết định cuối cùng về những người mà họ bỏ phiếu cho ở thời điểm một vài tháng trước khi diễn ra bầu cử, do đó, để nói về triển vọng bầu cử của ông Trump thì bây giờ là quá sớm.

Nước Mỹ bây giờ vẫn rất khó hình dung ra ông Trump trong vai trò tổng thống thì sẽ như thế nào. Tới gần ngày bầu cử dân Mỹ sẽ phải vắt óc ra suy nghĩ xem ông ấy sẽ thực hiện những lời hứa mà họ đang rất thích như thế nào. Tín nhiệm hiện nay dành cho ông Trump không khiến giới tinh hoa sợ hãi, nhưng nếu ông ấy đắc cử thì đó thực sự là một cú sốc lớn.

Nhà tài phiệt Donald Trump rất hùng biện trong các khẩu hiệu dân túy của mình. Tuy nhiên, đại đa số người Mỹ rất khó hình dung được ông sẽ làm gì trong vai trò một tổng thống. Có lẽ, chính bản thân ông cũng chưa hình dung ra được cảnh đó.

- Thế nói chung đối với các cử tri bình thường thì những sự kiện có quan trọng lắm không? Họ bị ảnh hưởng thế nào với những trò khua chuông gõ mõ?

- Bernard Whitman: Có một điều khiến tôi sửng sốt khi nói đến Trump: dường như hầu hết các cử tri có tâm lý bảo thủ đều không quan tâm đến việc lời nói của ông ấy có đúng với chân lý hay không. Họ chấp nhận việc bài phát biểu của Trump đôi khi hoàn toàn tách rời khỏi hiện thực - ví dụ như tuyên bố của ông ấy về hàng ngàn người Hồi giáo đã hoan hỉ sau khi xảy ra các cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9. Đây là bằng chứng cho thấy các cử tri Cộng hòa đang thất vọng và sẵn sàng lắng nghe các nhà giáo điều Dân chủ mà không cần suy nghĩ về tính xác thực trong lời nói của những người này.

Trump, đó là ứng cử viên cho các show reality và lạy giời, nếu ông ấy được bầu làm tổng thống thì ông ấy sẽ là tổng thống của giới show reality. Tuy nhiên, ông ấy có đầy đủ tiềm năng để trở thành ứng cử viên từ đảng của mình – của đáng tội, tôi thực sự tin rằng, trong trường hợp đó, đảng Dân chủ sẽ giành chiến thắng vượt trội. Chính vì thế nên đảng Cộng hòa hiện nay đang trong cơn hoảng loạn toàn diện nhất.

- Người Mỹ bây giờ không thích thực tế đến mức sẵn sàng tin vào điều dối trá cố ý?

Bernard Whitman: Đúng thế. Những người Mỹ này đang rất tức giận, họ cảm thấy rằng họ không được tham gia vào tiến trình chính trị, và sẵn sàng đổ lỗi cho những người khác về tất cả các rắc rối của họ. “Tôi sẽ đổ lỗi cho bất cứ ai và về bất cứ điều gì, nhưng để phải tự chịu trách nhiệm thì không bao giờ," - đây là nguyên tắc, mà ông Trump đã lấy làm biểu tượng. Thật không may, vì hàng chục triệu người Mỹ cũng đang nghĩ vậy.

Mặc dù các ý tưởng của đảng Dân chủ đang được ưa chuộng rộng rãi trong xã hội Mỹ, nhưng bà Hillary Clinton, do hàng loạt các vụ tai tiếng liên tiếp vẫn khó vượt qua được mốc 50% tỉ lệ tín nhiệm trong các cuộc thăm dò dư luận.

- Chẳng lẽ lại không thể gọi đó là sự thất bại của dân chủ?

Bernard Whitman: Dân chủ chưa bao giờ được một cái gì đó hoàn hảo. Tôi có cảm giác rằng vẻ ngoạn mục của các thí nghiệm Mỹ chính là ở chỗ tại nước chúng tôi có thể xuất hiện một ứng cử viên như Trump. Tôi coi ông ấy hiện thân của địa ngục, một sự ô nhục của nền chính trị Mỹ, nhưng trong hệ thống của chúng tôi cho phép ông ấy tham gia bầu cử, và mọi người có thể đánh giá sự đúng đắn trong ý tưởng và vai trò ứng cử của ông ấy.

- Theo ông, thế nào là một ứng cử viên lý tưởng cho chức vụ tổng thống Mỹ?

Tony Sayegh: Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ một ứng cử viên lý tưởng và cũng không nghĩ rằng một người như thế lại cần cho các cử tri Mỹ. Nổi trội thì có thể có nhưng không phải là lý tưởng. Tôi nghĩ rằng, ứng cử viên nổi trội sẽ là người đưa ra cho các cử tri Mỹ một bộ các ý tưởng chính trị có thể đưa nước Mỹ ra thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế, quân sự và ngoại giao của tám năm gần đây.

Đó sẽ là người đưa ra cho cử tri Mỹ một cảm giác lạc quan, có thể gắn kết họ và là tổng thống của mọi công dân. Người có thể trình bày tầm nhìn của mình về tương lai của đất nước trong một trăm năm nữa. Có lẽ là tôi đang đơn giản hóa vấn đề nhưng tựu trung, tổng thống phải biết truyền cảm hứng. Đó là lý do tại sao trong đảng Cộng hòa những người kỹ trị như Rick Perry, Scott Walker, Bobby Jindal… lại không được ưa chuộng, mặc dù đó từng là những thống đốc đã khá thành công.

Đây không phải là lần đầu tiên mà ông Obama phải đối mặt với một thực tế là, các "chiến thắng" của chính quyền do ông lãnh đạo đã không nhận được sự ủng hộ của dân chúng. Trong xã hội cho đến nay vẫn chưa ưa chuộng chương trình cải cách y tế của ông ấy và và thỏa thuận với Iran.

Tony Sayegh

Bernard Whitman: Hình ảnh của ứng cử viên lý tưởng phụ thuộc vào từng giai đoạn thời gian. Ứng cử viên lý tưởng cho các cuộc bầu cử năm 2016 khác với mẫu của năm 1988. Tôi vẫn hay nhắc đi nhắc lại rằng, chính trị, đó không phải là bàn tiệc theo kiểu Thụy Điển (buffet), mà là sự lựa chọn theo thực đơn, từ những gì mà người ta đã chuẩn bị sẵn cho bạn. Nhìn từ quan điểm của tôi, ứng cử viên lý tưởng cho ngày hôm nay – đó là bà Hillary Clinton. Sự ứng cử của bà sẽ giúp cho công chúng Mỹ tạo ra được một quy mô những thay đổi chưa từng có từ trước đến nay, mà chủ yếu lại là do một thực tế rằng, bà ấy là một phụ nữ.

Bà ấy sẽ có thể nêu ra những vấn đề mà trước đây vẫn chỉ được coi là riêng tư của phụ nữ - bình đẳng mức lương không phân biệt giới tính, phụ cấp cho việc chăm sóc trẻ em. Bà ấy cũng đã có kế hoạch phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách hệ thống giáo dục, nhưng bà ấy lại tiếp cận những vấn đề này theo một cách mới. Và điều này xảy ra với lý do không phải cuối cùng là vì bà ấy là một người phụ nữ.

"Biểu tượng" đảng Cộng hòa – ông Ronald Reagan - trong những thời điểm quan trọng đối với đất nước có thể lắng nghe các đối thủ và có thể đưa ra những biện pháp không được hợp ý đa số các đồng chí của mình, vì lợi ích chung. Hai ông có nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Mỹ hiện nay cũng sẵn sàng bỏ qua những giáo lý của các bên và làm việc vì lợi ích của đất nước?

Tony Sayegh: Cả Bill Clinton và George W. Bush (con) đều từng tích cực làm việc với các đối thủ chính trị của mình. Cuộc chiến ở Iraq đã phân cực mạnh mẽ các chính trị gia của chúng tôi, và xu hướng này vẫn tiếp tục được duy trì cho đến ngày hôm nay. Những vị tổng thống Mỹ tốt luôn luôn dựa trên chủ nghĩa thực dụng, thế nhưng ý tưởng này trong tám năm qua đã hoàn toàn không được phổ biến. Ông Obama gần như không đếm xỉa gì tới những người Cộng hòa.

Nếu trong chính sách đối ngoại, ông ấy chỉ đạt được những thành tựu khiêm tốn, thì ở trong nước, ông ấy đã vượt qua được lực lượng đối lập chính trị. Tôi có cảm giác rằng, giành thắng lợi trước đảng Cộng hòa đối với ông ấy là quan trọng hơn so với đánh bại các giáo chủ Iran. Còn về những gì liên quan tới cuộc bầu cử này, thì nếu Marco Rubio hay Jeb Bush giành được thắng lợi thì họ chắc chắn sẽ thực dụng hơn, thậm chí Donald Trump sẽ có thể chấp nhận những thỏa hiệp bởi kinh nghiệm kinh doanh của mình. Vấn đề có thể nảy sinh với Ted Cruz, người có tính nguyên tắc rất cao.

Tổng thống Obama đã không chỉ một lần bước qua ý kiến của phe đối lập với lý do muốn hành động vì lợi ích chung.

Bernard Whitman: Câu hỏi này thực sự quan trọng vì, khả năng đàm phán - đó là những thứ mà chúng ta đã bị mất trong vòng 10-15 năm qua. Bill Clinton, khi ngồi trên ghế tổng thống, đã phản đối mạnh mẽ chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich. Gingrich thậm chí đã cố gắng để loại bỏ ông ấy bị mất chức tổng thống. Nhưng họ vẫn đã thỏa thuận được với nhau trong các vấn đề cân bằng ngân sách và cải cách hệ thống phúc lợi.

Trong những năm gần đây, than ôi, chúng tôi còn bị phân cực nhiều hơn. Một thí dụ điển hình: trước đây các thượng nghị sĩ từ các bên khác nhau đã ăn cùng nhau trong một phòng ăn chung, đã dành thời gian cho nhau cả ở bên ngoài các bức tường Thượng viện. Giờ thì thông lệ này đã biến mất. Tôi cho rằng lỗi gây nên việc đó thuộc cả về phe Cộng hòa lẫn ông Obama. Ông Obama là người khép kín hơn nên tôi mong muốn rằng, nhà lãnh đạo mới của nước Mỹ sẽ chú ý nhiều hơn đến sự đồng thuận, chứ không phải là quan điểm của đảng mình.

- Và câu hỏi cuối cùng: dự đoán sơ bộ của hai ông, ai sẽ ngồi vào ghế tổng thống năm 2016?

Tony Sayegh: Tất nhiên, nói trước bước không qua nhưng tôi vẫn thử đoán xem sao: Marco Rubio!

Bernard Whitman: Tổng thống Hillary Rodham Clinton!

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nước Mỹ cần gì ở tổng thống mới

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO