Luật sư Lê Thị Thu Hường - Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Bền Vững: Xúc phạm danh dự người khác có thể bị phạt tù

An Vũ (ghi) 19/06/2016 13:05

“Hành vi cố ý bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Luật sư Lê Thị Thu Hường - Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Bền Vững: Xúc phạm danh dự người khác có thể bị phạt tù

Luật sư Lê Thị Thu Hường.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi bằng lời nói hoặc hành động, làm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác là hành vi trái pháp luật. Người thực hiện hành vi này tùy vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Lê Thị Thu Hường

ác trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn tồn tại một bộ phận người dùng sử dụng Facebook vào những mục đích không trong sáng, lệch lạc, thậm chí vi phạm pháp luật. Nổi lên gần đây là hiện tượng thóa mạ, chửi rủa, xúc phạm danh dự người khác, trong một số trường hợp còn nêu đích danh “nạn nhân”. Các hành vi này, so với việc xúc phạm danh dự trực tiếp, thường để lại hậu quả nặng nề do sự phổ biến và liên kết rộng rãi của Facebook. Đây là nguyên nhân chính, cùng với sự hạn chế về nhận thức pháp luật, dẫn đến việc một số người làm dụng Facebook như một công cụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc xúc phạm danh dự người khác

Nói về trách nhiệm thì bất cứ ai cũng phải chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình:

Xét dưới góc độ văn hóa, hành vi chửi rủa, xúc phạm danh dự người khác là không chấp nhận được.

Xét dưới góc độ luật pháp, hành vi này còn bị nghiêm cấm.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi bằng lời nói hoặc hành động, làm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác là hành vi trái pháp luật. Người thực hiện hành vi này tùy vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

* Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, quy định:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

* Bên cạnh đó, tại Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ–CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

* Trong trường hợp người nhắn tin bôi nhọ có hành vi cố ý xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

* Ngoài ra, người có hành vi cố ý bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Vu khống theo Điều 122 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung:

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Theo đó, người phạm tội này có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội nhiều lần hoặc đối với nhiều người có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Do đó, để ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần lưu lại các tin nhắn, bình luận có nội dung xúc phạm nhân phẩm, bôi nhọ thanh danh để làm chứng cứ. Sau đó, bạn có thể báo cáo sự việc lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý vi phạm hành chính hoặc báo cho Cơ quan công an cấp quận/huyện để cơ quan này xem xét, tiến hành điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Luật sư Lê Thị Thu Hường - Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Bền Vững: Xúc phạm danh dự người khác có thể bị phạt tù

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO