Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh làm việc với tỉnh Tây Ninh về đổi mới giáo dục

Quốc Định 03/10/2018 14:16

Sáng 3/10, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh làm trưởng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh về tình hình thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (gọi tắt là Nghị quyết 29) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tại Tây Ninh.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh làm việc với tỉnh Tây Ninh về đổi mới giáo dục

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh.

Báo cáo với đoàn công tác, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua toàn ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 29.

Kết quả một số chỉ tiêu được thực hiện khá cao: Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi lên lớp 1 năm 2017 đạt 100%; phổ cập mẫu giáo 5 tuổi năm 2017 đạt 99%. Đến nay UBND tỉnh Tây Ninh đã công nhận 60 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc trung học cơ sở tiếp tục học lên trung học phổ thông và trung cấp nghề năm 2017 đạt 96,6%.

Theo ông Nguyễn Văn Quá, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh, sinh viên các trường cao đẳng sau khi ra trường có 95% tìm được việc làm và các trường Trung cấp 80%. Về cơ bản Tây Ninh đã thành lập các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giao cho các huyện, thị quản lý. Trước đây, hầu hết các trung tâm này dạy về văn hóa, hiện nay triển khai song song cả hai là văn hóa và nghề nghiệp nên đáp ứng tốt nhu cầu của các học viên và phụ huynh.

Tuy nhiên, theo đại diện tỉnh Tây Ninh, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh cũng đang tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như việc tổ chức loại hình lớp học 2 buổi/ngày tuy có tăng nhưng tỷ lệ ở cấp THCS vẫn chưa cao; công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả. Công tác phân luồng, hướng nghiệp sau trung học cơ sở còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của phụ huynh học sinh chưa coi trọng định hướng nghề nghiệp phù hợp năng lực học tập của học sinh. Ngoài ra, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu thực tế nên không thu hút được người học.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, không phải chờ đến Nghị quyết 29 mà trước đó tỉnh Tây Ninh đã triển khai thực hiện, hiện đang bố trí, sắp xếp lại nhân sự ngành giáo dục cho phù hợp với tình hình thực tế.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh làm việc với tỉnh Tây Ninh về đổi mới giáo dục - 1

.Đại diện tỉnh Tây Ninh báo cáo với đoàn công tác về hoạt động giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.

“Trong đào tạo nghề, cần kết nối với doanh nghiệp để đào tạo vì nhà nước không bao giờ đáp ứng hết cơ sở vật chất để đào tạo hết các ngành, nghề nhằm đáp ứng cho doanh nghiệp”- ông Ngọc đề nghị.“Trong đào tạo nghề, cần kết nối với doanh nghiệp để đào tạo vì nhà nước không bao giờ đáp ứng hết cơ sở vật chất để đào tạo hết các ngành, nghề nhằm đáp ứng cho doanh nghiệp”- ông Ngọc đề nghị.

Bàn về những khó khăn, ông Ngọc cho rằng, Nghị quyết 29 mang tính toàn diện, nhưng chưa được cụ thể hóa. Hiện mỗi địa phương có cách nhìn khác nhau, sẽ bắt đầu từ đâu cho quá trình đổi mới, có người từ cơ sở vật chất, có người lại cho rằng từ giáo viên, có người lại coi trọng giáo trình chuẩn.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh đánh giá cao hoạt động giáo dục - đào tạo và đổi mới giáo dục của tỉnh Tây Ninh. Điều đó được thể trong việc tổ chức, sắp xếp thực hiện tốt. Tây Ninh là tỉnh biên giới, điều kiện còn khó khăn nhưng đã duy trì được phổ cập giáo dục tiểu học nhiều năm liền; không để tình hình tiêu cực nổi cộm xảy ra.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh đề nghị ngành giáo dục - đào tạo Tây Ninh tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời khắc phục những khó khăn để chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, cần báo cáo những bất cập trong quá trình thực nhằm hoàn thiện Nghị quyết 29, nhằm thực hiện tốt việc đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục.

“Cần xác định hướng đi, hướng đào tạo cho phù hợp trong tình hình mới, tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương, các tổ chức khác trong và ngoài nước; đặc biệt cần chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ giáo dục; nghiên cứu để có cơ chế chính sách thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; hạn chế những bất cập, không để xảy ra những bức xúc trong ngành để tiến tới hoàn thành mục tiêu là đổi mới căn bản, tiến tới đổi mới toàn diện trọng giáo dục đào tạo” - Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch cũng đề nghị hệ thống MTTQ Tây Ninh cần tăng cường giám sát, phản biện về công tạo giáo dục tỉnh nhà.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh làm việc với tỉnh Tây Ninh về đổi mới giáo dục

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO