Quảng Nam: Cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải xe buýt công cộng

TẤN THÀNH 02/08/2015 16:15

Công ty CP GTVT Quảng Nam là một trong những đơn vị đầu tiên khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt của tỉnh Quảng Nam, từng đầu tư 20 đầu xe các loại, khai thác tuyến Quảng Nam - Bến xe Miền đông cùng nhiều tuyến liên tỉnh liền kề và Liên vận Quốc tế Việt- Lào. Doanh nghiệp từng được UBND tỉnh tặng Bằng khen “đã có thành tích tham gia đầu tư phát triển mạng lưới vận tải buýt”. Thế nhưng mới đây đơn vị này đã phải nộp đơn cầu cứu các cơ quan chức năng vì muốn sứ mệnh của nó tiếp tục đượ

Quảng Nam: Cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải xe buýt công cộng

Để tiếp tục phát triển mạng lưới xe buýt rất cần sự tháo gỡ khó khăn
cho Công ty CP GTVT Quảng Nam.

Theo đơn trình bày, đầu năm 2006, nhu cầu đi lại bằng xe buýt của nhân dân tăng, công ty đầu tư 6 xe đưa vào hoạt động tuyến Tam Kỳ- Đà Nẵng và đã gặt hái nhiều thành công. Giai đoạn 2010-2020 được UBND tỉnh phê duyệt, đơn vị tiếp tục tiên phong thực hiện chủ trương phát triển vận tải buýt công cộng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, công ty tiếp tục đầu tư thêm 40 phương tiện đạt chuẩn buýt theo quy định của Bộ GTVT. Trong đó có 27 phương tiện được đầu tư từ nguồn vốn vay của Quỹ đầu tư phát triển Quảng Nam (QĐTPTQN).

Theo ông Huỳnh Anh Dũng, giám đốc công ty: “Mặc dù biết rằng kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt mang tính rủi ro lớn nhưng lại giảm thiểu TNGT, nhất là các tuyến đường miền núi xa xôi, nên doanh nghiệp vẫn đầu tư khai thác 5 tuyến xe buýt mới nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Cứ một người đi xe buýt là giảm một xe máy trên đường. Theo đó từ năm 2006 đến nay đơn vị đã vận chuyển hàng chục triệu lượt hành khách, đồng nghĩa là giảm hàng chục triệu lược xe máy lưu thông trên đường, về mặt xã hội thì vận tải khách bằng xe buýt là rất hiệu quả, nhưng về mặt kinh tế doanh nghiệp lâm cảnh khó khăn”.

Giám đốc XN vận tải xe buýt, đơn vị trực thuộc công ty, ông Ông Văn Dũng cho biết cụ thể: “Trong 5 tuyến xe buýt mà đơn vị đang khai thác thì có 4 tuyến phải bù lỗ vơi số tiền trên 9 tỷ đồng. Nguyên nhân là do lượng khách quá ít. Trong khi đó các chi phí ban đầu quá lớn như phí trước bạ, phí lắp thiết bị giám sát hành trình, phí bảo trì đường bộ, phí bảo hiểm ô tô, chi phí mở tuyến,… lên đến gần 4 tỷ đồng. Đi vào hoạt động thì phát sinh chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công, lệ phí cầu đường, bến bãi,... thu không đủ bù chi, doanh nghiệp tiếp tục bù lỗ. Bên canh đó thời gian vay ngắn, phải hoàn vốn quá nhanh, lãi suất tương đương với ngân hàng thương mại. Đơn vị không được hỗ trợ lãi suất. Do vậy mà tình trạng nợ quá hạn xảy ra”.

Tuy thua lỗ nhưng đơn vị phải gồng gánh để xe buýt vẫn hoạt động bình thường nhằm phục vụ nhân dân đi lại. Nhưng càng gánh càng lâm nợ nên không thể trả được nợ vay cho QĐTPTQN theo kế hoạch. QĐTPTQN và công ty đã nhiều lần ngồi lại làm việc nhưng không đưa ra được phương án tối ưu để trả nợ. Nên QĐTPTQN căn cứ số nợ quá hạn buộc đơn vi phải bán 27 chiếc xe buýt đang hoạt động để trả hết nợ trên 13 tỷ đồng. Theo đó, ngày 15-7, Quỹ thông báo bán đấu giá 27 xe buýt để thu hồi vốn vay nhưng việc bán đấu giá này không thực hiện được do không có đơn vị nào đăng ký mua, ngày 27-7, đơn vị tiếp tục nhận thông báo bán đấu giá lần 2 đối với 27 xe buýt trên với giá 17,487 tỉ đồng.

Trước tình cảnh trên, ông Huỳnh Anh Dũng cho biết: “Công ty có một nguyện vọng là ngừng bán đấu giá tài sản 27 xe buýt và có kế hoạch khoanh vùng số nợ, giản cách thời gian trả nợ để hỗ trợ đơn vị tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh vận tải để phục vụ nhân dân đồng thời giữ vững mạng lưới xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.

Bởi như thực tế cho thấyn, việc bán đấu giá các các nhân, đơn vị kinh doanh trên địa bàn Quảng Nam đã không mua. Vì mua đưa vào hoạt động sẽ lâm vào hoàn cảnh như công ty này. Còn nếu các nhân, đơn vị ngoài tỉnh mua và đưa xe ra khỏi địa bàn thì hệ thống xe buýt đi các huyện miền núi, vùng xa Quảng Nam sẽ bị tê liệt. Còn nếu đầu tư lại thì sự tốn kém không hề nhỏ. Chưa nói đến việc đấu giá đó có nguy cơ tụt giảm giá trị và bán sạch tài sản công ty cũng không trả hết nợ và tiền đặt cọc của gần 100 người lao động, ảnh hưởng đến cuộc sống của gần 100 gia đình. Bao nhiêu công sức, tâm huyết của những người làm vận tải tại đơn vị này sẽ bị trắng tay, mất việc, dẫn đến bao nhiêu hệ lụy khác kèm theo. Do đó việc công ty gửi đơn cũng là hợp lý. Vì giải bài toán nợ nần lẫn hệ thống xe buýt rất cần các cơ quan chức năng cùng ngồi lại tháo gỡ, giúp đỡ để doanh nghiệp được khoanh nợ, giản cách thời gian trả, hỗ trợ để đơn vị tiếp tục phát triển mạng lưới xe buýt.

Tại điểm 3, điều 5 của Quyết định số: 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/05/2015 của Thủ tướng chính phủ Quyết định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt quy định: “UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào nguồn lực địa phương hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt”.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Quảng Nam: Cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải xe buýt công cộng

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO