Ấn Độ thông qua thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu

Khánh Duy 03/10/2016 20:19

Ấn Độ, quốc gia xả khí thải carbon đứng thứ ba trên thế giới, đã chính thức thông qua thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu trong hôm cuối tuần qua, tạo động lực mới cho nỗ lực chung của toàn thế giới nhằm lại chống lại hiện tượng đe dọa tới sự tồn vong của nhân loại.

Ấn Độ thông qua thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu

Giới lãnh đạo Ấn Độ chính thức phê duyệt thỏa thuận Paris tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ hôm 2/10. (Nguồn: IndiaExpress).

Ấn Độ, với dân số 1,3 tỷ người, hiện là quốc gia xả thải lớn nhất hiện nay chính thức phê chuẩn thỏa thuận lịch sử về chống biến đổi khí hậu. Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Anil Madhav Dave nói rằng: “Ấn Độ đã phê chuẩn thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu” tại trụ sở LHQ tại New York, và đây là động lực lớn nhằm thúc đẩy thế giới có hành động đối phó với hiện tượng này.

Thỏa thuận trên, được ký kết vào tháng 12 năm ngoái ở Paris, cần phải được chính phủ 55 quốc gia phê chuẩn, đại diện ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu và là nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu.

Bằng động thái của Ấn Độ, hiện có tổng cộng 62 quốc gia đại diện cho gần 52% lượng khí thải toàn cầu đã phê chuẩn thỏa thuận Paris, trong đó cam kết có hành động ngăn chặn nhiệt độ toàn cầu gia tăng.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hồi tháng trước từng tuyên bố rằng, ngày 2/10 đã được lựa chọn là ngày mà quốc gia này chính thức phê chuẩn thỏa thuận trên bởi đây là ngày sinh của Mohandas Gandhi, người lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi độc lập của Ấn Độ.

Trước sự kiện trên, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã bày tỏ tự tin rằng thỏa thuận này sẽ sớm đi vào hiệu lực vào cuối năm nay, sau khi hàng loạt quốc gia đã chính thức phê chuẩn, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia xả thải hàng đầu.

“Giới lãnh đạo Ấn Độ đã đóng góp thêm vào động lực chính trị mạnh mẽ đến từ Paris trong đó kêu gọi hành động cấp thiết chống biến đổi khí hậu”-ông Ban nói trong một tuyên bố.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng lên tiếng hoan nghênh động thái của Ấn Độ trên tài khoản Twitter của mình, nói rằng “Gandhi đã đặt lòng tin vào một thế giới đáng sống cho con em chúng ta. Bằng việc tham gia thỏa thuận Paris, Thủ tướng Narendra Modi và người dân Ấn Độ sẽ tiếp tục di sản đó”.

Pháp cũng hoanh nghênh việc Ấn Độ phê chuẩn thỏa thuận trên. Bộ trưởng Môi trường Segolene Royal nói với AFP rằng điều này sẽ “cho phép thỏa thuận trên sớm đi vào hiệu lực sớm nhất có thể”.

Tuần trước, Bộ trưởng Môi trưởng của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí sẽ thúc đẩy nhanh việc phê chuẩn thỏa thuận Paris. Thỏa thuận này yêu cầu tất cả các quốc gia ký kết đưa ra các kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C.

Động thái của Ấn Độ cũng được các chuyên gia về môi trường trên khắp thế giới hoan nghênh, đồng thời thúc đẩy nước này nhanh chóng thay thế ngành công nghiệp vốn phuj thuộc nặng nền vào than đá.

“Ấn Độ là một trong số rất ít các nền kinh tế lớn chưa đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc hạn chế sử dụng than đá” - Joydeep Gupta, Giám đốc một website chuyên về các vấn đề môi trường, nói với AFP-“Chính phủ Ấn Độ hiện đang phát triển rất tốt theo hướng sử dụng năng lượng tái sinh”.

Ấn Độ, nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay, từ lâu đã khẳng định rằng họ vẫn cần phải dựa vào việc đốt than đá để sản sinh điện năng, tránh khả năng mất điện và cũng cấp điện năng cho hàng triệu hộ nghèo trong nước.

Ấn Độ, đóng góp tới 4,1% lượng khí thải toàn cầu và là nước xả thải carbon đứng thứ ba thế giới, trước đây từng không chấp nhận các thỏa thuận cắt giảm khí thải. Thay vào đó, họ nói rằng sẽ thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch và giảm lượng khí thải tương ứng với GDP lên mức 35% trong năm 2030, so với năm 2005 - có nghĩa lượng khí thải vẫn tăng nhưng ở mức độ chậm hơn.

Chính phủ của ông Modi cũng đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng là đạt sản lượng điện mặt trời 100.000 mega watt vào năm 2022, từ mức chỉ 20.000 mega watt ở hiện tại.

Ông Modi, cùng nhiều lãnh đạo đến từ các nước đang phát triển khác, từng tranh luận trong hội nghị thượng đỉnh Paris hồi năm ngoái rằng các nước giàu cần phải chia sẻ gánh nặng đối phó biến đổi khí hậu toàn cầu với các nước nghèo bởi họ chính là các nước xả thải nhiều nhất kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp đến nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Ấn Độ thông qua thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO