Công thức 1: Cỗ máy kiếm tiền hoàn hảo

Bùi Mai Loan 25/10/2015 08:35

Nhắc tới Giải đua xe Công thức 1 là nhắc tới môn thể thao tốc độ danh giá nhất hành tinh, đắt đỏ nhất, chứa đầy hiểm nguy nhất, song lại hấp dẫn người xem nhất hành tinh. Và đối với người hâm mộ các môn thể thao mạo hiểm thì giải đấu này luôn là một chiến trường đầy bất ngờ, thử thách không thể bỏ qua.

Công thức 1: Cỗ máy kiếm tiền hoàn hảo

Giải đua xe LeMans năm 1955 khiến khán giả kinh hãi khi chiếc Mercedes của
tay đua Pierre Levegh bốc cháy và lao vào đoàn người cổ vũ bên đường, khiến
số nạn nhân tử vong lên đến 84 người và hơn 100 người khác bị thương.

1. Được khởi xướng lần đầu tiên vào năm 1950 tại Silverstone (Anh), Công thức 1 (F1) là giải đua xe cao cấp nhất được tổ chức dưới sự quản lý của Liên đoàn Ôtô quốc tế (FIA). Từ đó đến nay, F1 đã từng bước khẳng định vị thế và trở thành giải đấu tốc độ danh giá nhất hành tinh, với cuộc đua của những cỗ máy kiểm tiền tuyệt hảo.

Mỗi mùa giải vô địch thế giới F1 sẽ có sự tham gia của nhiều đội đua, đại diện cho các thương hiệu nổi tiếng như Ferrari, Red Bull, Mercedes, Renault, McLaren...Một điều đặc biệt là những đội này sẽ tự thiết kế chiếc xe F1 của riêng mình, chỉ khác là sử dụng động cơ được tài trợ bởi 4 thương hiệu hàng đầu thế giới gồm Ferrari, Mercedes, Renault hoặc Cosworth.

Các tay đua của mỗi đội đua sẽ tranh tài trên một chuỗi các chặng đua (gọi là Grands Prix) thường được tổ chức tại những đường đua được xây dựng riêng, cũng có một số ít trường hợp là trên những con đường trong thành phố ở khắp các nước. Kết quả của mỗi cuộc đua được tổng hợp lại để xác định hai Nhà vô địch thế giới hàng năm, một dành cho tay đua và một dành cho đội đua.

2. Với mỗi mùa giải F1, trung bình khoảng 55 triệu người trên thế giới theo dõi trực tiếp các cuộc đua. Với sức hút đặc biệt của môn thể thao này, nhiều nước trên thế giới rất muốn có trường đua F1 và đưa được môn này về với quốc gia mình, nhưng hành trình đó không đơn giản.

Để xây dựng đường đua đủ tiêu chuẩn phục vụ cho một chặng duy nhất trong năm cũng phải đổ ra hàng trăm triệu USD. Thượng Hải dẫn đầu với đường đua tốn kém nhất thế giới, khi tổng chi phí lên đến 450 triệu euro. Đường đua Istanbul rẻ nhất nhưng cũng mất gần 200 triệu USD. Bên cạnh đó là chi phí mỗi năm hàng chục triệu euro chỉ để bảo dưỡng.

Công thức 1: Cỗ máy kiếm tiền hoàn hảo - 1

Muốn “đăng cai” một mùa giải F1, mỗi nước cần đầu tư khoảng 400 triệu USD. Mô hình kinh doanh của F1 không giống như bất kỳ một môn thể thao nào khác. Đơn vị tổ chức đua không nhận được doanh thu từ bản quyền phát sóng truyền hình, hệ thống ăn nghỉ hay các banner quảng cáo.

Nguồn thu nhập duy nhất của họ là bán vé. Vì vậy không khó hiểu khi giá vé cho khán giả một lần vào đường đua cũng gần 500 USD.

Chỉ nói riêng một vấn đề nhỏ, tại mỗi chặng, mỗi đội đua chỉ có hai tay lái chính điều khiển hai chiếc xe nhưng phải cần tới 100 nhân viên phục vụ cho các vận động viên quý tộc này, trong đó có 60 người được liệt vào đội “phản ứng nhanh” khi hai chiếc F1 chinh chiến.

Ngoài việc thay lốp, bơm nhiên liệu, đề phòng các sự cố, đội ngũ nhân viên này được trang bị hệ thống máy tính cao cấp nhất để kiểm tra khoảng 200 thông số khác nhau mỗi vòng đua. Một chặng đua thường kéo dài từ hơn 50 đến 70 vòng đua.

Như vậy cũng đủ biết, đây là môn thể thao đắt đỏ và quý tộc như thế nào. Tuy vậy, nhiều nước muốn tổ chức F1 bởi lợi ích vô hình mà F1 mang lại đó là quảng bá hình ảnh đất nước, làm động lực phát triển các ngành kinh tế cũng như du lịch. Do đó, phải là những quốc gia giàu có để đảm bảo khả năng chi trả cho F1, đây là lý do vì sao 8 trong 10 nước có GDP cao nhất thế giới (theo số liệu của World Bank) tổ chức đua F1.

3. Khi xem F1, trên suốt các chặng đường của giải đấu, đập vào mắt người xem là những chiếc xe đua hiện đại, động cơ gầm rú, phóng với tốc độ kinh hoàng. Tuy nhiên, đây đơn thuần không chỉ là cuộc đua, người lái chỉ cần ngồi trên xe, nhấn ga và tranh nhau vị trí đứng đầu.

Bởi đơn giản, đúng như cái tên F1 (Công thức 1), tất cả người và xe tham gia đều phải tuân thủ một bộ luật hết sức khắt khe của FIA về kĩ thuật lẫn an toàn. Xe đua F1 luôn được trang bị những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất và dĩ nhiên nó có giá trị rất đắt. Chúng được thiết kế nhẹ nhất có thể để có thể chạy nhanh nhất, với tốc độ lên đến 360km/giờ.

Nhờ vào các vi cánh nhẹ, dễ vỡ mà phần thân được nguyên vẹn sau khi va chạm. Nói đơn giản hơn, F1 được thiết kế để vỡ ra từng phần đúng theo ý đồ nhà thiết kế để đề phòng tai nạn, giảm nguy cơ tử vong đến mức tối thiểu cho tay đua.

Công thức 1: Cỗ máy kiếm tiền hoàn hảo - 2

Trong khi đó, các tay đua cũng được trang bị những món đồ bảo hộ an toàn như mũ bảo hiểm được cấu tạo từ 17 lớp vật liệu, chịu được sức nóng 800 độ C trong vòng 45 giây, hay thiết bị bảo vệ đầu và cổ HANS đề phòng tai nạn xảy ra.

Nhưng, đằng sau vẻ hào nhoáng của môn thể thao “quý tộc”, F1 luôn chứa đựng đầy rẫy những hiểm nguy. Đầu tháng 10, làng đua F1 vừa kỉ niệm tròn một năm ngày tay đua người Pháp Jules Bianchi của đội Marussia (hiện giờ đã đổi tên thành Manor) gặp tai nạn ở chặng đua Nhật Grand Prix 2014.

Vào thời điểm ấy, trời mưa và đường khá trơn, xe của Bianchi đã trượt khỏi đường đua và lao vào một cần cẩu di động đang chuyển chiếc xe Sauber của tay đua Adrian Sutil, người bị tai nạn 1 vòng trước đó. Sau 9 tháng chống chọi với chấn thương đầu tại bệnh viện ở Nice (Pháp), tay đua 25 tuổi đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 17/7/2015.

Sự ra đi đầy đau đớn của tay đua người Pháp đã khiến làng F1 nói riêng và người hâm mộ tốc độ nói chung bàng hoàng. FIA cũng đã đưa ra quyết định treo số xe 17 của anh để tưởng nhớ. Điều đó đồng nghĩa với việc số 17 sẽ vĩnh viễn không được sử dụng trong các cuộc đua của F1.

Đây là tay đua đầu tiên tử nạn trên đường đua kể từ sau cái chết của huyền thoại F1 Ayrton Senna (người từng ba lần vô địch thế giới) tại đường đua Ý Grand Prix vào năm 1994. Dù các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra trên đường đua là điều không ai muốn, nhưng không thể phủ nhận là chính những pha mạo hiểm trên đường đua kịch tính đã cuốn hút hàng triệu khán giả trên khắp thế giới.

4. Năm nay, chỉ còn 3 chặng đua nữa thôi, F1 sẽ xác hoàn thành 19 chặng đua của mình. Hiện các đội đua đang tranh tài tại chặng thứ 16 Grand Prix Hoa Kỳ (từ ngày 23/10 đến 26/10) trên trường đua Circuit of The Americas. Kết thúc chặng trước đó, tay đua nổi tiếng Lewis Hamilton của đội Mercedes đã giành chức vô địch Grands Prix Nga với thành tích 1h37’11”024. T

ay đua người Anh này cũng đang dẫn đầu BXH tổng dành cho các tay đua với 302 điểm và đứng trước cơ hội cực lớn để giành ngôi quán quân F1 2015.

Năm ngoái, cũng chính Hamilton lần thứ 2 trong sự nghiệp bước lên bục cao nhất của làng đua F1 thế giới, cắt đứt mạch 4 chức vô địch liên tiếp của Sebastian Vettel đội Red Bull. Ngôi sao 30 tuổi trước đó đã vô địch thế giới năm 2008. Với 2 lần đứng vị trí dẫn đầu, Hamilton trở thành tay đua người Anh thứ 4 trong lịch sử giành ít nhất 2 chức vô địch F1 thế giới sau Jackie Stewart (1969, 1971, 1973), Graham Hill (1962, 1968) và Jim Clark (1963, 1965).

Đằng sau vẻ hào nhoáng của môn thể thao “quý tộc”, F1 luôn chứa đựng đầy rẫy những hiểm nguy. Đầu tháng 10, làng đua F1 vừa kỉ niệm tròn một năm ngày tay đua người Pháp Jules Bianchi của đội Marussia (hiện giờ đã đổi tên thành Manor) gặp tai nạn ở chặng đua Nhật Grand Prix 2014. Vào thời điểm ấy, trời mưa và đường khá trơn, xe của Bianchi đã trượt khỏi đường đua và lao vào một cần cẩu di động. Sau 9 tháng chống chọi với chấn thương đầu tại bệnh viện ở Nice (Pháp), tay đua 25 tuổi đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 17-17-2015.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Công thức 1: Cỗ máy kiếm tiền hoàn hảo

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO