Đối thoại Nhật- Hàn khó có đột phá

Linh Chi 21/08/2019 08:00

Mối quan hệ giữa hai đồng minh của Mỹ đang rơi xuống mức thấp nhất trong suốt nhiều năm qua, khi mà căng thẳng trong thương mại bắt nguồn từ tranh chấp kéo dài nhiều thập kỷ về vấn đề lao động khổ sai trước đây của Hàn Quốc đang tăng nhiệt.

Đối thoại Nhật- Hàn khó có đột phá

Tranh chấp thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc khó được tháo gỡ sớm. Nguồn: Reuters.

Vướng mắc khó tháo gỡ Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyungwha, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ tham gia các cuộc họp ba bên kéo dài 2 ngày bắt đầu từ ngày 20/8.

“Chúng tôi sẽ tích cực thể hiện quan điểm của mình, nhưng tôi đến các vòng họp lần này với trái tim nặng trĩu bởi tình hình hiện nay rất khó tháo gỡ”- bà Kang nói trước khi rời Seoul tới Trung Quốc để tham gia vòng họp riêng với ông Kono, dự kiến diễn ra trong hôm nay.

Cuộc gặp gỡ trước đó giữa bà Kang và ông Kono tại Bangkok trong cùng tháng này - nơi mà người ta bắt gặp cú bắt tay đầy gượng gạo của hai vị quan chức - chỉ đạt được rất ít bước tiến. Chỉ một ngày sau đó, Nhật Bản loại Hàn Quốc khỏi Sách trắng gồm các đối tác thương mại được ưu tiên, khiến cho chính quyền Seoul ra động thái đáp trả.

“Chúng tôi kỳ vọng sẽ trao đổi quan điểm về hàng loạt vấn đề giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, như vấn đề về các lao động dân sự đến từ bán đảo Triều Tiên”- Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói trong một tuyên bố.

Các vòng đối thoại tổ chức ở Bắc Kinh sẽ tái khẳng định lại “quan hệ hợp tác song phương chặt chẽ” giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như quan hệ ba bên với Mỹ - Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh.

Kể từ sau vòng họp tại Bangkok, chính quyền Seoul đã ra sức kêu gọi tạo“khoảng thời gian hạ nhiệt”, trong khi Nhật Bản mới phê chuẩn một chuyến hàng nguyên liệu công nghệ cao tới Hàn Quốc lần thứ hai kể từ khi áp đặt lệnh giới hạn xuất khẩu tới nước này trong tháng 7.

Tuy nhiên, tranh chấp giữa hai bên còn lâu mới có thể kết thúc. Hàn Quốc trong tháng này cảnh báo rằng họ có thể xem xét về việc hủy bỏ thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo vớiNhật Bản, dù cho giới chứcNhà Xanh khẳng định rằng vẫn chưa có quyết định chính thức.

Ngoài ra, Seoul cũng nêu lên nhiều quan ngại về cách xử lý nguồn nước ô nhiễm xuất phát từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản. Được biết, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác đã áp dụng biện pháp hạn chế nguồn hàng nhập khẩu từ các khu vực xung quanh Fukushima kể từ sau thảm họa kép động đất-sóng thần xảy ra ở Nhật Bản vào năm 2011.

Không kỳ vọng

Dù cả hai nước đều đưa ra những tuyên bố mang tính ôn hòa, nhưng giới quan sát cho rằng họ không thể kỳ vọng nhiều vào bước đột phá trong các vòng đàm phán mới tổ chức ở Bắc Kinh.

“Tôi không kỳ vọng Nhật Bản sẽ nhượng bộ Seol trong vòng đối thoại lần này” - Reuters dẫn lời một cựu quan chức ngoại giao Nhật Bản, cho hay, thêm rằng Nhật Bản hiện nay tin rằng nền kinh tế Hàn Quốc chịu tổn thất nhiều hơn trong bối cảnh tranh chấp thương mại nên “không ngại chờ đợi phía Seoul nhượng bộ trước”.

Trong tháng 7 vừa qua, Nhật Bản đã áp dụng lệnh hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu chủ chốt sự dụng trong sản xuất chip điện tử và màn hình cho các côngty của Hàn Quốc,đe dọa gián đoạn chuỗi cungứng toàn cầu. Đến giữa thángnày,Tokyo ra quyết định loại Hàn Quốc khỏi danh sách các đối tác thương mại được ưu tiên.

Trước đó, Nhật Bản đã ban hành dự luật sửa đổi loại Hàn Quốc khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy, có khả năng ảnh hưởng đến khoảng 1.100 mặt hàng công nghiệp mà Seoul nhập khẩu từ Nhật Bản.

Để đáp trả, Hàn Quốc đã loại Nhật Bản khỏi Sách trắng thương mại của mình, trong khi người tiêu dùng Hàn Quốc bắt đầu tẩy chay các sản phẩm nhập từ Nhật Bản và tránh du lịch tới xứ sở Mặt trời mọc.

Thêm vào đó, chưa có một bước tiến nào trong việc giải quyết vấn đề gốc rễ gây nên căng thẳng thương mại giữa hai nước: Hàng loạt phán quyết của tòa án Hàn Quốc cho rằng các công ty Nhật Bản nên bồi thường cho những công dân Hàn Quốc từng phải lao động khổ sai cho Nhật trong Thế chiến II.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đối thoại Nhật- Hàn khó có đột phá

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO