Sắp xếp lại đào tạo

Việt Thắng (thực hiện) 08/11/2016 09:25

Đào tạo nguồn nhân lực mình làm sao phải đáp ứng được yêu cầu của xã hội và yêu cầu của thị trường, chứ nếu đào tạo ra mà doanh nghiệp và thị trường người ta không cần sản phẩm đó thì người ngồi 4-5 năm ở trong các trường đại học xong cuối cùng ra trường lại phải đi học thêm một cái nghề để làm việc vậy như vậy có quá lãng phí không?. Rất là lãng phí.

Ông Nguyễn Văn Tuyết. Ảnh: Thùy Dương.

Trao đổi với ĐĐK về việc hàng nghìn sinh viên khi ra trường nhưng không xin được việc làm do thời gian qua chúng ta cho phép mở quá nhiều các trường đại học, cao đẳng khiến cung nhiều hơn cầu, đặc biệt là trình độ đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội, sáng 4/11, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Văn Tuyết cho rằng, sắp tới nên tính lại quy hoạch của các hệ tại các trường, và đào tạo nguồn nhân lực làm sao để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp để khi đào tạo ra đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

PV:Hiện có tình trạng hàng nghìn sinh viên ra trường nhưng thất nghiệp, đây là do hậu quả của việc cho phép mở quá nhiều trường đại học trong những năm trước đây. Hội nghị 4 khóa XII có đề ra coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vì đất nước đang đổi mới mô hình tăng trưởng cần người có trình độ. Vậy theo ông cần khắc phục sự không đồng bộ giữa giáo dục đào tạo và lao động việc làm như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Tuyết: Trong đào tạo nguồn nhân lực mình làm sao phải đáp ứng được yêu cầu của xã hội và yêu cầu của thị trường người ta cần. Chứ nếu đào tạo ra mà doanh nghiệp và thị trường người ta không cần sản phẩm đó thì người ngồi 4-5 năm ở trong các trường đại học xong cuối cùng ra trường lại phải đi học thêm một cái nghề để làm việc vậy như vậy có quá lãng phí không?. Rất là lãng phí. C

ho nên mình cần có điều tra về vấn đề thị trường lao động, và điều tra về thị trường để có thể đào tạo ra những người để có thể đáp ứng được những nhu cầu của doanh nghiệp, những nhu cầu của thị trường. Và không nhất thiết phải vào đại học mà nên mở rộng các trường dạy nghề, và trường dạy nghề có chất lượng để có thể học 2-3 năm nhưng ra trường có việc làm thì còn hơn rất nhiều so với việc học 5 năm mà ra trường không có việc làm. Như thế là quá lãng phí cho xã hội.

Theo tôi sắp tới mình cũng nên tính lại quy hoạch của các hệ tại các trường, và đào tạo nguồn nhân lực làm sao để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp để khi đào tạo ra đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Như vậy phải chăng trong thời gian qua chúng ta quá chú trọng đào tạo đại học mà coi nhẹ dạy nghề?

- Theo tôi có vấn đề đó xảy ra, mình mở nhiều trường đại học quá mà hiện nay một số trường tư có những cái lại không đáp ứng được những yêu cầu, chất lượng ra thì một số trường không đáp ứng được cho nên có khó khăn trong quá trình khi mình phát triển. Do đó cần thiết phải sắp xếp và tổ chức lại để làm sao đấy khi đào tạo có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội, giúp ích được cho sự phát triển.

Bệnh thành tích chưa được khắc phục

Bình luận về việc vừa qua tại tỉnh Sóc Trăng có trường hợp một học sinh lớp 6 tại Trường THCS Lê Vĩnh Hòa bị trả về lớp 1 vì em này chưa biết đọc chữ và chỉ viết được vài từ, ông Nguyễn Văn Tuyết nói: Trước hết tôi thấy đó là trường hợp không phải hy hữu vì trước đây đã nói đến một số trường hợp tương tự như vậy. Tức là mặc dù không đạt yêu cầu đặt ra nhưng vẫn cho lên lớp.

Cái đó thể hiện phải chăng bệnh thành tích trong giáo dục chưa được khắc phục. Và điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của giáo dục. Nhưng điều quan trọng hơn là không đánh giá được thực chất chất lượng trình độ của các em học sinh và kiến thức các em cần có để các em vào đời. Cho nên cái đó cần phải được loại bỏ và đặc biệt phải có các biện pháp hữu hiệu trong việc không chạy theo thành tích.

Có thể có những em học sinh tiếp thu chậm, không tiếp thu được thì mình nên có phương pháp, và biện pháp để giáo dục một cách cá biệt, hoặc giáo dục phụ đạo thêm những kiến thức và tìm mọi cách để các em có kiến thức thật thì mới cho lên lớp. Chứ đến lớp 6 mà chỉ biết viết mỗi tên mình thì không được.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Sắp xếp lại đào tạo

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO