Số vụ tai nạn lao động chưa phản ánh đúng thực tế

Khanh Lê (ghi) 04/05/2017 08:00

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh lao động (Bộ LĐTB & XH) với báo chí xung quanh thực trạng tai nạn lao động (TNLĐ) trong thời gian gần đây. Theo ông Thơ trung bình mỗi ngày có từ 2 đến 3 người chết về tai nạn lao động (TNLĐ). Đặc biệt, số vụ TNLĐ có 2 người bị nạn trở lên tăng vọt, phản ánh mức độ nghiêm trọng của tình hình TNLĐ.

Ông Nguyễn Anh Thơ.

PV: Thưa ông, trong năm 2016, toàn quốc xảy ra gần 8 nghìn vụ TNLĐ, làm hơn 8.200 người bị thương, trong đó 862 người chết. Những số liệu vừa nêu đã phản ánh đúng thực tế về TNLĐ chưa?

Ông Nguyễn Anh Thơ: Vừa qua theo con số báo cáo năm 2016 không phản ánh hết được tình hình TNLĐ ở Việt Nam. Và thực chất thì trong nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều tai nạn chết người và các TNLĐ khác chưa được ghi nhận.

Tuy nhiên, qua con số điều tra từ phía các cơ sở y tế và bệnh viện thì tại Hà Nội, số người chết thường được ghi nhận cao gấp 2 lần, hoặc đến hơn 2 lần hơn số mà chúng ta thống kê được. Còn những TNLĐ bị thương, làm người lao động bị chấn thương thì thực tế cao hơn gấp nhiều lần.

Vậy thực trạng về TNLĐ thực tế đang diễn ra như thế nào, thưa ông?

- Số vụ TNLĐ chết người có thể cao hơn gần 2 lần con số chúng ta ghi nhận được và tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực mà chúng ta đã nêu trong báo cáo là các lĩnh vực khai thác khoáng sản và xây dựng. Riêng trong khu vực không quan hệ động, khu vực phi kết cấu thì TNLĐ chết người do người lao động sử dụng các máy cơ khí nông nghiệp, sử dụng điện và một bộ phận lớn là liên quan đến lĩnh vực ngư nghiệp.

TNLĐ xảy ra nhiều trong ngành xây dựng.

Thưa ông, ngoài thiệt hại về người và tài sản, TNLĐ cũng gây ra những hậu quả như thế nào?

- Có thể nói, hậu quả của TNLĐ nói chung và TNLĐ chết người, thiệt hại về người là không thể đo đếm được. Nhưng những hậu quả dai dẳng của nó đối với gia đình và xã hội là rất lớn. Một số thiệt hại về tài sản là thiệt hại về giờ làm việc, hằng năm hàng triệu giờ lao động đã bớt đi do những người lao động phải điều trị về tai nạn chấn thương.

Thiệt hại về tài sản trong các vụ TNLĐ hàng chục tỉ đồng. Hậu quả lớn nhất là chúng ta phải chi trả cho thân nhân của những người bị tai nạn này đã không tham gia thị trường lao động hay là không có khả năng tạo ra thu nhập, hậu quả nặng nề và rất kéo dài, mất hàng chục năm. Những vụ tai nạn chấn thương nặng thì chi phí y tế là rất lớn.

Ngoài ra, gia đình và người thân của những người bị nạn đó phải dành rất nhiều thời gian để chăm sóc người bị tai nạn dẫn đến là thời gian dành cho lao động sản xuất, vật chất đã giảm đi đáng kể.

Khi TNLĐ xảy ra thì trách nhiệm của các bên liên quan sẽ bị xử lý như thế nào, thưa ông?

- Trong Điều 38 của Luật An toàn vệ sinh lao động cũng như các văn bản quy định khác cũng đã nêu rất rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong vấn đề xử lý.

Trước tiên khi một vụ TNLĐ xảy ra thì chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm cấp cứu, điều trị tai nạn chấn thương cho người lao động, thực hiện việc chi trả tiền lương trong những ngày người lao động không làm việc do điều trị tai nạn.

Đồng thời, người sử dụng lao động phải thiết lập hồ sơ để giải quyết cái chế độ trợ cấp lao động từ quỹ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp. Nếu như người lao động không được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thì người sử dụng lao động phả chi trả các chế độ trợ cấp tương ứng với các chế độ mà từ khoản bảo hiểm chi trả….

Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Số vụ tai nạn lao động chưa phản ánh đúng thực tế

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO