Tạo thương hiệu cho cá tra 'bơi' ra thị trường

Hồ Luân 28/10/2015 10:10

Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện và áp dụng tốt các quy chuẩn VietGap, thậm chí là GlobalGap cho sản phẩm cá tra xuất khẩu vì một số sản phẩm thủy sản “made in Việt Nam” đã làm được điều đó. 

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Tính đến trung tuần tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,078 triệu USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân của tình trạng kim ngạch nhập khẩu giảm là do tỷ giá trong nước ở mức cao so với các nước khác, nhiều đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường giảm…

Mặc dù tình hình xuất khẩu khá khó khăn nhưng cá tra Việt Nam vẫn được người tiêu dùng các nước lựa chọn và sử dụng. Năm 2015, cá tra đã xuất khẩu đến 131 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường EU vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng nhất vì sản lượng tiêu thụ khá cao. Nhà nước bỏ thuế VAT đầu ra thức ăn nguyên liệu. Song song đó, giá dầu giảm kéo theo giá nguyên liệu giảm từ 20 - 30%, điều này đồng nghĩa chi phí đầu vào thấp làm tăng khả năng cạnh tranh.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2015 hàng loạt hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương được ký kết hỗ trợ tốt cho 203 doanh nghiệp xuất khẩu các tra đa dạng hóa thị trường. Như vậy, nhìn vào thực tế thấy rõ điều kiện khách quan cho hoạt động nuôi trồng và xuất khẩu đã mở.

Vấn đề còn lại, ngành nuôi trồng cá tra xuất khẩu phải tự chấn chỉnh lại một cách cấp bách nhằm đáp ứng tốt về quy trình, chất lượng, giá cả cho thị trường truyền thống cũng như thị trường khó tính trong tương lai.

Lý do thực hiện đổi mới của ngành này khá đơn giản do nông dân đang không theo quy trình, quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn cụ thể. Kết quả, tỷ lệ hao hụt lớn, chất kháng sinh tồn dư cao. Nông dân nuôi trồng tràn lan, doanh nghiệp xuất khẩu lại không có vùng nguyên liệu. Đến khi thu hoạch mà thị trường được giá thì dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán. Giá thành sản phẩm thấp thương lái, doanh nghiệp “bỏ chạy”, nông dân lao đao vì hàng tồn ao, rồi thua lỗ.

Rõ ràng nuôi trồng, kinh doanh theo kiểu tràn lan, mạnh ai nấy làm đang gây khó khăn cho cá tra phát triển bền vững. Mong muốn việc nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra đạt hiệu quả cao, chất lượng tốt Chính phủ yêu cầu quy hoạch và đưa ra các quy chuẩn cụ thể.

Mục tiêu đặt ra từ 20/6/2014 đến hết năm 2015 các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận VietGap cùng các chứng nhận tương đương. Đến nay có gần 50% diện tích nuôi cá tra được chứng nhận tiêu chuẩn VietGap. Sự liên kết để cùng nhau phát triển giữa nông dân và doanh nghiệp bắt đầu hình thành. Theo đó, nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức lợi nhuận tỷ lệ 1: 3.

Kết quả của đổi mới mô hình nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra chưa thật sự đột biến song phần nào cũng có “bước đệm” tốt để cá tra phát triển bền vững hơn. Đặc biệt, tạo dựng cho thương hiệu cá tra nhằm chiếm lĩnh thị trường các nước khi điều kiện xuất khẩu thuận lợi hơn trước.

Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện và áp dụng tốt các quy chuẩn VietGap, thậm chí là GlobalGap cho sản phẩm cá tra xuất khẩu vì một số sản phẩm thủy sản “made in Việt Nam” đã làm được điều đó.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tạo thương hiệu cho cá tra 'bơi' ra thị trường

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO