Tây Nguyên: Giữ vững an ninh, nâng cao đời sống người dân

Lê Vỹ 29/07/2015 10:13

Vừa qua, tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và sơ kết 6 tháng đầu năm 2015.

Tây Nguyên: Giữ vững an ninh, nâng cao đời sống người dân

Đời sống văn hóa của bà con có nhiều cải thiện

Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã biểu dương những kết quả công tác mà Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các bộ, ngành và các địa phương đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2015, đồng thời nêu rõ những hạn chế, yếu kém làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của các mặt công tác.

Về kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đấu tranh xóa bỏ tổ chức phản động Fulro đang nhen nhóm phục hồi trên địa bàn một số tỉnh Tây Nguyên”, Bộ trưởng Trần Đại Quang lưu ý trong thời gian tới, cần tiếp tục chỉ đạo triển khai bóc gỡ, xử lý số cơ sở nội địa của các tổ chức phản động người Việt lưu vong khác đang tìm cách cắm chân tại địa bàn Tây Nguyên và các tỉnh giáp ranh; tăng cường hợp tác với Lào, Campuchia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới hai nước.

Nhiều năm qua, tín dụng chính sách của Chính phủ được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện đồng bộ, hiệu quả Tây Nguyên phát huy hiệu quả các lĩnh vực thế mạnh của địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong vùng. NHCSXH tại 5 tỉnh tại khu vực Tây Nguyên đã chuyển tải nguồn vốn ưu đãi tới 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Tính đến hết tháng 6-2015, tổng dư nợ của NHCSXH đạt trên 135 nghìn tỷ đồng, với gần 7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Nguồn vốn đã giúp cho trên 567 nghìn lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 332 nghìn lao động, trong đó trên 9.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 565 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 903 nghìn công trình cung cấp nước sạch, công trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn; trên 270 nhà ở phòng tránh bão, lụt cho hộ nghèo; trên 76 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách chưa có nhà ở trên toàn quốc...

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại các tỉnh trong khu vực vẫn còn 158.486 hộ nghèo (chiếm 12,56%) và 87.497 hộ cận nghèo (chiếm 6,93%). Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số là 133.700 hộ, chiếm 27,36%. Số hộ cận nghèo trong vùng chiếm tỷ lệ còn cao, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo rất lớn. Trên địa bàn Tây Nguyên có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên và điều kiện để phát triển các dự án trồng cây công nghiệp có thể thu hút hút tạo nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho người dân nhưng hiện nay nguồn vốn Quỹ quốc gia cho vay việc làm rất thấp (năm 2015 Quỹ quốc gia về việc làm toàn quốc được bổ sung 50 tỷ đồng) nên nguồn vốn tạo việc làm bổ sung cho các tỉnh trong khu vực rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh để tăng trưởng...

Trong thời gian tới, NHCSXH tiếp tục chủ động tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp kết hợp giữa tín dụng chính sách và các chính sách về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để người nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn vay hiệu quả, phát triển đời sống.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tây Nguyên: Giữ vững an ninh, nâng cao đời sống người dân

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO