Thủ tướng ‘đặt hàng’ Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế

M.LoanẢnh: Quang Vinh 17/01/2020 17:27

Về mô hình đặc khu kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “đặt hàng” Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu đối với vấn đề này với các đề bài cụ thể như: Thời thế mới thì các mô hình đặc khu sẽ như thế nào? Có mô hình nào mà chúng ta có thể áp dụng để tìm được động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của nước ta? Việt Nam có cần đặc khu kinh tế không? Chúng ta tiếp tục làm không?

Thủ tướng ‘đặt hàng’ Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại hội nghị.

Sáng 17/1, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Dự Hội nghị có 6 Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

Ngoài ra còn có các Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng nhiều Bộ trưởng, Bí thư, Vhủ tịch các tỉnh, thành phố.

Làm tốt chức năng nghiên cứu, dự báo

Trình bày tham luận tại Hội nghị, ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh - người từng giữ cương vị Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cho rằng: Ban Kinh tế Trung ương trong năm qua đã có nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong phát triển kinh tế vĩ mô trong năm 2019 và thể hiện rõ nét hơn trong vai trò, chức năng nghiên cứu, nhận định và đưa ra dự báo đối với những xu thế mới một cách kịp thời trong điều kiện thế giới đầy biến động và thay đổi nhanh chóng.

Thủ tướng ‘đặt hàng’ Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế - 1

Toàn cảnh Hội nghị.

Từ thực tế của một tỉnh có tốc độ phát triển ở mức trung bình ở miền Trung, Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng cho biết, với địa phương, việc “Ban Kinh tế Trung ương giúp cho chúng tôi định vị lại vị trí của Quảng Trị trong mối tương quan với các tỉnh trong cả nước, để suy nghĩ, để trăn trở xác định hướng đi là rất quý”.

Ông Hùng cũng nhắc đến vấn đề về phát triển cảng biển Nhị Thủy, dịch vụ logistic, để kết nối với hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo ra hướng đi trong thời gian tới cho Quảng Trị mà Ban Kinh tế Trung ương đã cùng tỉnh này nghiên cứu, phát triển.

Thủ tướng ‘đặt hàng’ Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế - 2

Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết Ban Kinh tế Trung ương sáng 17/1.

Còn Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan thì bày tỏ mong muốn, Ban Kinh tế Trung ương đã có nhiều tham mưu trúng, đúng với Trung ương và tiếp tục có tham mưu với Ban Chấp hành Trung ương để tạo ra sự bứt phá về phát triển kinh tế, để nâng cao thu nhập và đời sống người dân Việt Nam bằng việc thay đổi về chính sách điều hành phát triển kinh tế, bằng các chủ trương, chính sách lớn, hướng đếnnsự ổn định về phát triển xã hội, phát huy được nguồn lực, tài lực, sức dân, khẳng định khả năng sáng tạo của nhân dân để mang lại hạnh phúc cho nhân dân, trở thành một động lực to lớn, củng cố khối Đại đoàn kết dân tộc.

Nhiều ý kiến tham mưu đúng và trúng

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định: Ban Kinh tế Trung ương đã thực hiện tốt vai trò là cơ quan nghiên cứu, tham mưu cấp chiến lược, đề xuất trình Bộ Chính trị ban hành nhiều chủ trương chính sách lớn, quan trọng về kinh tế-xã hội. Công tác phối hợp, hợp tác với Chính phủ thời gian qua có sự thống nhất cao, từ nhận thức đến hành động, từ chủ trương đến thực tiễn, từ nghị quyết của Đảng đến nghị quyết của Chính phủ, không có hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, hay “ông nói gà, bà nói vịt”, đồng thời không nhầm lẫn chức năng, nhiệm vụ giữa một Ban của Đảng và Chính phủ.

Thủ tướng ‘đặt hàng’ Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế - 3

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự hội nghị.

“Ý kiến của các đồng chí đã thể hiện quan điểm rõ ràng, có trách nhiệm với chất lượng tốt, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư có cơ sở xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng trước khi ban hành nghị quyết về kinh tế xã hội của đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nêu bối cảnh tình hình khu vực và thế giới dự báo tiếp tục có biến động khó lường, những thách thức và thuận lợi đan xen đối với sự phát triển của đất nước thời gian tới, Thủ tướng cho rằng các ban xây dựng Đảng, đặc biệt là Ban Kinh tế cùng các bộ, ban, ngành và Chính phủ cần đoàn kết cùng vượt khó, phối hợp tốt hơn nữa để đưa đất nước tiến lên.

Từ đó, Thủ tướng đề nghị Ban Kinh tế Trung ương phải là cơ quan tiên phong trong đổi mới tư duy, dẫn dắt, định hướng cho sự phát triển của đất nước thông qua việc hiện thực hóa các đề xuất, kiến nghị của Ban thành nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Ban Bí thư. Những đề xuất xây dựng các chương trình chiến lược, các đề án cũng như góp ý cho những văn bản quy phạm pháp luật cần hướng đến mục tiêu chất lượng cao hơn, mang tầm chiến lược, sát với thực tiễn cuộc sống, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong thời đại công nghệ.

Thủ tướng ‘đặt hàng’ Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế - 4

Ông Nguyễn Văn Bình phát biểu tại hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Ban Kinh tế Trung ương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất vấn đề mang tầm chiến lược mà chúng ta cần phải thúc đẩy mạnh mẽ ngay trong năm 2020, chẳng hạn như biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế toàn cầu và cuộc sống của con người. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vậy mô hình kinh tế nào có thể giúp chúng ta hạn chế và giảm thiểu các tiêu cực từ biến đổi khí hậu? Chúng ta đã có nhiều mô hình tốt nhất cho những vùng chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu như Tây Nam Bộ nhưng chưa phải là tất cả…

Về mô hình đặc khu kinh tế, Thủ tướng “đặt hàng” nghiên cứu đối với vấn đề này với các đề bài cụ thể như: Thời thế mới thì các mô hình đặc khu sẽ như thế nào? Có mô hình nào mà chúng ta có thể áp dụng để tìm được động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của nước ta? Việt Nam có cần đặc khu kinh tế không? Chúng ta tiếp tục làm không?

“Những mô hình thế giới, khu kinh tế, khu công nghiệp, những đặc khu kinh tế là những mô hình mà chúng tôi nghĩ rằng phải tiếp tục nghiên cứu tốt hơn. Ban Kinh tế sẽ giúp cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng như Chính phủ tiếp tục phối hợp xử lý vấn đề này”, Thủ tướng nói.

Cảm ơn những ý kiến đánh giá các kết quả đạt được của Ban Kinh tế Trung ương trong năm 2019 mà Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương nêu, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng, đây “thực sự là nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ và truyền cảm hứng cho chúng tôi trong hoạt động ở thời gian sắp tới.” và “những tồn tại, yếu kém mà Thủ tướng đã vạch ra thực sự là định hướng cho chúng tôi tiếp thu một cách sâu sắc nhất, kịp thời hoàn thiện hoạt động của mình, khắc phục những khó khăn, yếu kém, đáp ứng được nguyện vọng của Đảng, Nhà nước” - ông nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Thủ tướng ‘đặt hàng’ Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO