Thương binh nặng giám định lại thương tật thủ tục thế nào?

PV (theo VGP) 07/04/2018 10:17

Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định thương binh có một trong các vết thương theo quy định tái phát thuộc diện giám định lại thương tật.

Bố ông Phạm Văn Tỉnh (tỉnh Bình Dương) năm nay 61 tuổi, là thương binh hạng 4/4, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia, bị mảnh pháo găm vào phía sau bên trái cổ nên nói hơi khàn, bị điếc hoàn toàn, sức khỏe yếu.

Bố ông khám bệnh tại Bệnh viện Phổi Phạm Ngọc Thạch Sài Gòn và được chẩn đoán bị xơ xẹp phổi, nghi ngờ bị bệnh lao do bị sức ép của bom đạn.

Ông Tỉnh hỏi, hiện trợ cấp thương binh của bố ông được hơn 1 triệu đồng/tháng, bố ông muốn giám định thương tật để được hưởng chính sách tốt hơn thì phải làm như thế nào? Thủ tục như thế nào? Thẻ thương binh của bố ông là Nguyễn Văn Thụ nhưng hộ khẩu và giấy tờ khác tên là Nguyễn Đức Thụ, phải làm thủ tục và giấy tờ liên quan gì để điều chỉnh lại cho đúng họ tên?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Về việc giám định lại thương tật: Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định thương binh có một trong các vết thương theo quy định tái phát thuộc diện giám định lại thương tật. Đề nghị ông nghiên cứu quy định đã nêu, nếu đủ điều kiện thì liên hệ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương để được hướng dẫn thủ tục hồ sơ theo thẩm quyền.

Về việc điều chỉnh thông tin trong hồ sơ thương binh: Trường hợp thông tin cá nhân (họ và tên, năm sinh) trong hồ sơ thương binh chưa trùng khớp với CMND và sổ hộ khẩu thì được sửa đổi thông tin để phù hợp với giấy tờ về hộ tịch theo hướng dẫn tại Điều 48, Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cụ thể như sau:

- Cá nhân làm đơn (Mẫu HS5) kèm Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin và có văn bản kèm giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Sau đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ văn bản đính chính của cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh lại thông tin trong hồ sơ và cấp lại giấy chứng nhận thương binh (thẻ thương binh).

Như vậy, đề nghị ông liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang quản lý hồ sơ thương binh và thực hiện chế độ ưu đãi cho ông để được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Thương binh nặng giám định lại thương tật thủ tục thế nào?

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO