Ông Nguyễn Văn Tín, Trưởng thôn Bích An, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi báo Đại Đoàn Kết phản ánh việc người dân thôn Bích An bức xúc về cầu chui dân sinh qua đường cao tốc tại địa phương, đơn vị thi công đã có sự điều chỉnh.
Ông Tín chỉ tay mương nước di dời ra khỏi cầu chui ở thôn Bích An.
Theo đó, cầu chui dân sinh nói trên tại vị trí km 69+308, trên tuyến đường cao tốc ngang qua địa phận nói trên dài khoảng 15 mét có nhiều bất lợi đối với việc mưu sinh của người dân. Người dân đã phản ánh đến văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Quảng Nam, sau khi đến hiện trường, tìm hiểu vấn đề và làm việc với các cơ quan liên quan, báo có bài phản ánh. Sau vài tháng, đơn vị thi công đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi đã đồng ý di dời con mương thoát nước ra ngoài cầu chui và chiều rộng của cầu chui hiện là 4 mét. Ngoài ra, đơn vị thi công này cũng hạ mặt đường cầu chui xuống 0,5 mét để đúng chiều cao 3,5 mét như người dân trong thôn Bích An mong muốn.
“Hiện đa số người dân thôn Bích An rất muốn đơn vị thi công đường cao tốc sau khi hạ thấp mặt đường cầu chui xuống 0,5 mét thì phải hạ xuống luôn hơn 200 mét đường bê tông liên thôn Bích An đi Bích Tân để khi mưa xuống nước rút nhanh, tránh ngập nước sâu gây khó khăn cho việc đi lại của bà con” - ông Tín nói.
Trước đó, báo Đại Đoàn Kết có bài phản ánh “Xây cầu, bỏ qua quyền lợi người dân” (số ra ngày 12-8-2016), phản ánh việc thiết kế xây dựng cầu chui của chủ đầu tư tuyến đườngcao tốc gây bất lợi, khó khăn cho việc mưu sinh, phát triển kinh tế, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người dân khi vượt qua đường hầm này.
Tấn Thành- Chí Đại
Sang tháng 5 và 6/2018, hàng chục mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan và Indonesia sẽ tràn về Việt Nam với số lượng lớn. Thị trường ô tô sẽ rất sôi động, cạnh tranh quyết liệt và khách hàng có thêm nhiều lựa chọn mới.
Chiếc túi xách màu đen gồm nhiều giấy tờ tùy thân và một bịch tiền trị giá tới hơn 37 triệu đồng đã được nhân viên đoàn tàu SE6 trả lại cho nữ chủ nhân.
Các chuyên gia dùng cần cẩu đưa đỉnh đồng từ dưới đất lên tầng 13, đặt vào vị trí trên đỉnh bảo tháp - nơi sẽ thờ trái tim hòa thượng Thích Quảng Đức.
Đứng bên bờ diệt vong của một cuộc sống hết sức nguyên thủy, không ai có thể ngờ, chỉ sau một thời gian ngắn, người Arem (Tân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) đã hồi sinh, vươn lên và hội nhập!