Tình hình bán đảo Crimea trở nên căng thẳng

Khánh Duy 11/08/2016 19:35

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 11/8 đã cáo buộc Ukraine âm mưu tấn công khủng bố vào Crimea và nói rằng đã có 2 binh sỹ của họ bị sát hại trong các cuộc đụng độ trong tuần này, trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo đang gia tăng nhanh chóng kể từ khi trở về là một phần của nước Nga hồi năm 2014.

Tình hình bán đảo Crimea trở nên căng thẳng

Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức họp khẩn an ninh
để chuẩn bị cho tình huống xấu với Ukraine. (Nguồn: Politico).

Trong một cuộc họp với Hội đồng An ninh để thảo luận về các biện pháp an ninh bổ sung cho Crimea sau khi xảy ra các cuộc xung đột trên bán đảo Crimea, Tổng thống Putin đã cáo buộc Ukraine đang chơi một “trò chơi nguy hiểm”. “Ukrane đã phải sử dụng đến phương thức kiểu khủng bố”, ông Putin nói.

Ông chủ Điện Kremlin cũng cảnh báo rằng Nga sẽ không bỏ qua bất cứ sự việc nào gây quan ngại. Tình hình căng thẳng trên bán đảo Crimea diễn ra trong bối cảnh mà chiến sự ở miền Đông Ukraine dường như cũng đang tăng nhiệt. Báo cáo về con số thương vong vẫn xuất hiện hàng ngày từ cả hai phía, lực lượng chính phủ Kiev và lực lượng ly khai mà Nga hậu thuẫn; trong khi đó vẫn chưa có tín hiệu nào về một giải pháp cho cuộc xung đột đã khiến trên 9.000 người thiệt mạng trong vòng 2 năm qua.

Cơ quan an ninh Nga (FSB) mới đây còn đưa ra một tuyên bố cho rằng, một trong số các sỹ quan của họ đã bị giết hại trong một vụ đấu súng với một “nhóm những kẻ nghi binh” vào đêm thứu Bảy tuần trước, sau khi họ bị phát hiện gần biên giới giữa Crimea và Ukraine. FSB cho hay nhóm này có tới 20 thiết bị nổ tự chế với tổng cộng 40 kg thuốc nổ.

FSB cũng thông báo về một vụ “xả súng hàng loạt” hôm đầu tuần mà xuất phát là từ phía Ukraine, nhằm mục đích sử dụng vũ lực để tiến vào Crimea, trong đó khiến một binh sỹ khác của Nga thiệt mạng.

“Vào đêm 8/8/2016, các lực lượng đặc nhiệm thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine đã thực hiện thêm 2 âm mưu đột kích bằng các nhóm khủng bố phá hoại” - FSB tuyên bố, thêm rằng họ đã bắt giữ được một thành viên của cơ quan tình báo Ukraine.

FSB cho hay mục đích của Kiev là “gây bất ổn tình hình chính trị xã hội trong khu vực” nhân khoảng thời gian chuẩn bị cho bầu cử. Nga sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội trên khắp cả nước vào ngày 18/9 tới, trong đó lần đầu tiên Crimea cũng tham gia vào kỳ bầu cử này kể từ khi trở về nước Nga.

Về phần mình, Bộ Quốc phòng Ukraine đã nói rằng: “Kiểu tuyên bố của FSB là nhằm biện hộ cho các hành động quân sự của họ trên bán đảo Crimea. Đây là hành động nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế về việc quân sự hóa bán đảo này”.

Ông Oleskandr Turchynov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine, cũng lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Nga, đồng thời lên án tuyên bố của FSB.

Sự kiện Crimea trở về Nga được đánh dấu bằng một cuộc trưng cầu dân ý mà trong đó đại đa số các cử tri tại đây đều ủng hộ điều này.

Tuy nhiên, chính quyền mới thân phương Tây ở Kiev tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền của họ đối với bán đảo này. Kiev luôn tìm cách phong tỏa Crimea bằng cách sử dụng một nhóm người Tatar trên bán đảo này, một nhóm người thiểu số mà phần lớn là phản đối việc Crimea trở về nước Nga. Nhóm này thường xuyên chặn các xe tải tiến vào Crimea trong suốt nhiều tháng qua, và thậm chí còn cài chất nổ vào các đường dây điện, điều từng khiến Crimea bị mất điện.

Tổng thống Putin, bởi vậy, đã từng cam kết sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng ở Crimea trong vài năm tới để giúp bán đảo này độc lập về năng lượng. Moscow còn đang xây dựng một cây cầu nối bán đảo này với Nga, băng qua eo biển Kerch, và dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2018.

Diễn biến tại Crimea cũng thêm phần căng thẳng kể từ sau khi Phó Thủ tướng của chính phủ Crimea, ông Ruslan Balbec, nói với giới truyền thông Nga rằng, Ukraine cần bị loại trừ ra khỏi Liên Hợp Quốc và OSCE, trong tổ chức đó không có chỗ cho một nước theo chủ nghĩa khủng bố.

“Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia văn minh lên tiếng nói chung và không chỉ lên án chính quyền Ukraine, mà ngay lập tức loại trừ Ukraine ra khỏi Liên Hợp quốc và OSCE, bởi vì các tổ chức này được lập ra để duy trì an ninh trên thế giới, chứ không phải để tấn công xâm lược chống dân thường, như chính quyền Kiev đang làm” - ông Balbec nói.

Trên website chính thức của mình, Điện Kremlin cũng cho hay họ đang tìm các biện pháp mới nhằm tăng cường an ninh ở khu vực biên giới trên biển và trên bộ với Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tình hình bán đảo Crimea trở nên căng thẳng

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO