Tòa án lương tâm

Lê Na 19/07/2016 09:10

Nhiều người đặt câu hỏi ăn gì để không chết? Đây là câu hỏi khó vào lúc này, bởi vấn nạn thực phẩm bẩn đang diễn ra với nhiều nghịch cảnh. Họ không biết việc mình làm là đang đầu độc đồng loại, chỉ vì vì lợi nhuận trước mắt. Có lẽ chỉ đến khi tòa án lương tâm được thức tỉnh thì vấn nạn này mới thuyên giảm.

Tòa án lương tâm

Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người dân.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, ở Việt Nam hiện nay, các bệnh về đường tiêu hóa đứng đầu trong nhóm bệnh nội khoa. Khoảng 70% người Việt có nguy cơ mắc những bệnh này do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP), số người nhiễm bệnh về tiêu hóa hiện lên đến gần 10% dân số. Ðiều đáng báo động là những bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, gan, đại tràng ngày càng gia tăng, phần lớn được phát hiện khá muộn nên không còn khả nãng cứu chữa.

Trung bình mỗi nãm có từ 11.000 đến 12.000 người mắc mới ung thư dạ dày và 8.000 người tử vong. Một trong những nguyên nhân ung thư là do ảnh hưởng của các hóa chất độc hại trong thực phẩm như thuốc tăng trọng, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, thuốc chống ẩm mốc…Thậm chí các chuyên gia còn đưa ra cảnh báo, việc tiêu dùng thực phẩm ảnh hưởng tới sự phát triển nòi giống.

Vi phạm an toàn thực phẩm không phải là chuyện mới đến phát sốc mà những vi phạm đã tồn tại công nhiên, tích tụ trong suốt một thời gian dài, nghiêm trọng đến mức không chỉ dịch- bệnh gia tăng mà còn làm niềm tin người tiêu dùng lung lay nghĩ ăn gì, uống gì cũng độc hại. Hiện trạng ấy dường như ai cũng nhìn thấy những bi kịch ở chỗ là vẫn “nhắm mắt mà ăn” vì nếu không ăn thì chẳng biết ãn gì.

Tại hội thảo “Nông nghiệp an toàn - Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp”vừa được tổ chức tại Hà Nội, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa TP.Hà Nội thừa nhận: Thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay là cái “u ác tính” cho cả dân tộc. Nếu không được cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, chúng ta hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa. Mong ước cháy bỏng của ông Mạc Quốc Anh dường như vẫn đang tỉ lệ nghịch với những thông tin về các vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm dồn dập xuất hiện như “chuyện thường ngày”.

Mới đây nhất, Công an huyện Tuy An (Phú Yên) vừa phối hợp với Ðội Quản lý thị trường số 4, tiến hành kiểm tra phát hiện, bắt quả tang cơ sở thu mua hải sản của ông Ðỗ Văn Ngà dùng kim tiêm bơm tạp chất vào tôm thương phẩm nhằm tăng trọng lượng để đem đi tiêu thụ cho các nhà hàng, quán ăn. Ðó chỉ là một trong nhiều vụ việc tương tự được phát hiện trong thời gian gần đây. Hình ảnh những con người thản nhiên bơm tạp chất vào con tôm, thản nhiên đầu độc đồng loại với thái độ vô sự, thử hỏi, lưõng tâm còn hay đã chết?

Lương tâm là phán quyết của lý trí là tiếng gọi của tâm hồn, ra lệnh và nói cho chúng ta biết đâu là trách nhiệm và bổn phận về những gì ta nên sợ và nên hy vọng.

Còn nhớ, tại Hội nghị Triển khai kế hoạch phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2016, giữa Mặt trận và một số bộ ngành trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã nói rất chân tình: Chương trình phối hợp phải khơi dậy được những “Tòa án lương tâm” trong việc tuyên chiến với sản xuất không an toàn từ đó góp phần xây dựng văn hóa người Việt không đầu độc người Việt.

Toà án lương tâm chính là thông điệp nhấn mạnh quyền năng tối cao và chân lý vĩnh hằng của sự tự phán xét, sự tự thức tỉnh về lương tri và lẽ phải của chính bản thân mỗi người mà không phải dựa trên kết quả minh chứng bằng tranh luận hay bởi hội đồng xét xử.

Theo Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, lâu nay việc người dân trực tiếp nuôi trồng và sản xuất thực phẩm nhưng không thực sự tuân thủ an toàn thực phẩm đã không còn là chuyện hiếm, và điều này nếu tiếp tục sẽ trở thành những người đầu độc đồng loại mình và đối đầu với hệ thống chính quyền cũng như Mặt trận. “Không thể kéo dài sự đối đầu được. Một yêu cầu căn bản của cuộc vận động này là người dân phải là người đồng hành chứ không phải là người đối đầu”- Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.

Vấn đề đặt ra là người trong cuộc phải thay đổi nhận thức, phải thức tỉnh được lương tâm.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu từng rất đề cao Chương trình phối hợp giám sát an toàn thực phẩm của Mặt trận và một số các bộ, ngành liên quan. Phải thấy rằng, về lâu dài, công tác vận động sẽ có tác dụng, giám sát cũng có tác động nhưng đó chưa phải là cái gốc để giải quyết vấn nạn này. Ông Châu cho rằng, gốc của vấn đề là người sản xuất, nhưng công tác vận động khó nhất lại ở chính những người nông dân, những hộ sản xuất nhỏ lẻ. Người dân sẽ cân nhắc theo các quy định mà họ thực hiện được cái gì, mất cái gì. Do vậy, Chương trình này cần phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp để vận động, chia sẻ với người nông dân về kinh nghiệm, vốn, giống làm sao cho họ thấy được lợi ích của chính họ khi tham gia sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm.

Rõ ràng an toàn thực phẩm là vấn đề bức xúc kéo dài, không thể làm trong một năm, không thể làm trong một cơ quan mà phải là cả hệ thống chính trị, chính quyền phối hợp với Mặt trận cùng toàn thể nhân dân mới có thể làm được. Cũng như vậy, giám sát an toàn thực phẩm không phải là đi nhiều địa phương, không phải là đi giám sát nhiều nơi mà vấn đề là phải thay đổi trong nhận thức, hình thành văn hóa người dân Việt Nam sản xuất thực phẩm an toàn và người tiêu dùng phải an toàn. Nói như người đứng đầu Mặt trận là “Nếu không điều chỉnh được tư duy bộ phận không nhỏ của người sản xuất về trách nhiệm của từng cá nhân với xã hội, nếu chừng nào người sản xuất không bị lương tâm cắn rứt để làm cho người dân bị ảnh hưởng tới sức khỏe thì đất nước không thể phát triển được”.

Làm thế nào để thức tỉnh những “tòa án lương tâm”? Câu hỏi đó cũng chính là mục đích hướng đến của người Mặt trận khi chọn cho mình sứ mệnh vận động và giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tòa án lương tâm

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO