Trận đại dịch tả năm 1902 tại Hàn Quốc

Mai Nguyễn (Theo Korea Times) 29/04/2022 14:30

Một trận đại dịch tả đã tấn công Hàn Quốc vào cuối mùa hè năm 1902 mà không hề báo trước.

Trở lại Hàn Quốc những năm 1900

Theo lời kể từ William Franklin Sands, một cố vấn người Mỹ cho chính phủ Hàn Quốc trở về trước, trận đại dịch tả năm 1902 đã tấn công "đất nước xứ củ sâm" vào cuối mùa hè mà không hề báo trước.

Nhiều năm sau đó, Sands nhớ lại: “Một buổi sáng, 40 người đàn ông đã chết trong cùng một phòng giam của nhà tù trung tâm. Phòng giam này trước kia được xây dựng cho 12 người, vậy nhưng có tới 48 người đã bị nhồi nhét trong đó. Nhà tù được xây dựng trên hệ thống kênh cống chính, đồng thời là khu vực thoát nước. Phụ nữ sẽ thường làm sạch đồ ăn, xả rác cũng như giặt quần áo ở dưới kênh.

Ban đêm, những người đàn ông trong làng sẽ đi xúc bùn đen dưới kênh để rải ra các khu vườn trồng dưa, loại quả thường được bán phổ biến ngoài đường. Chắc chắn rằng trận dịch đã lây lan từ nhà tù đến thị trấn”.

Hàn Quốc vào khoảng những năm 1900. Ảnh: Korea Times.
Hàn Quốc vào khoảng những năm 1900. Ảnh: Korea Times.

Trên thực tế, Sands không hoàn toàn chính xác đối với căn cứ của mình. Căn bệnh này đã được ghi nhận trên khắp đất nước - đặc biệt là khu vực gần biên giới với Trung Quốc từ rất lâu trước khi bùng phát ở thủ đô Seoul.

Các cộng đồng nhỏ tại đây, ít nhất là trong khoảng thời gian đầu, đã buộc phải tự chống đỡ với đại dịch.

Đó là một tình huống tuyệt vọng khi người dân buộc phải làm mọi biện pháp có thể để bảo vệ chính bản thân - ngay cả những biện pháp phòng thủ tưởng như "rất vô lý".

Trong khi đi qua vùng núi của tỉnh Gangwon, nhà truyền giáo người Mỹ Herman Otto Theodore Burkwall đã vướng phải một sợi dây thừng căng ngang con đường dẫn đến một cây cầu.

Sợi dây được treo một số mặt dây chuyền hoặc bùa, và được thiết kế để ngăn "bệnh tả" xâm nhập vào ngôi làng gần đó.

Không rõ liệu chiếc "rào cản tâm linh" này đã thành công như thế nào đối với ngôi làng. Nhưng một sự thật rõ ràng, nó đã thất bại ở thành phố Gangneung gần đó. Khi Burkwall đến đó, ông đã nhận thấy sự khủng khiếp từ căn bệnh bao trùm cư dân tại đây.

Suốt đêm, cư dân thành phố đã nã súng vào không trung với hy vọng xua đuổi "những con quỷ mang dịch tả".

Mê tín dị đoan

Đi dần về phía nam, Burkwall nhớ lại đã từng gặp phải "một số xác chết nằm bên đường", thối rữa dưới sức nóng của mùa hè cùng "mùi hôi thối khó chịu".

Vào thời điểm hoàng hôn ở một thành phố gần đó, ông đã gặp một đám đông người diễu hành qua các đường phố với một sợi dây rơm khổng lồ, được đặt trên vai của những người đàn ông và bé trai.

Đường phố và mương ở thủ đô Seoul vào đầu những năm 1900. Ảnh: Korea Times.
Đường phố và mương ở thủ đô Seoul vào đầu những năm 1900. Ảnh: Korea Times.

Hàng trăm đèn lồng và biểu ngữ nhấp nháy lắc lư trong không khí cùng tiếng hét liên tục, một thập tự giá giữa một khúc hát và những tiếng rên rỉ bước ra từ đám đông. Đây chính là một buổi lễ xua đuổi ổ dịch tả đang tàn phá cuộc sống của cư dân thành phố.

Burkwall sau đó đã viết lại: “Thật thảm hại khi thấy những người dân nỗ lực hết sức một cách điên cuồng, nhưng mọi thứ lại đều vô ích, để kiềm chế dịch bệnh. Nhưng, theo những gì tốt nhất họ có, họ đã cùng nhau cố gắng chống lại bệnh dịch".

Tuy nhiên, đó không phải là những con đường "mê tín dị đoan" duy nhất của người dân để xua đuổi dịch bệnh. Ở một số khu vực, các pháp sư sẽ dâng lời cầu nguyện và bánh gạo với hy vọng “Vị thần Danh dự của Dịch bệnh” sẽ rời khỏi thành phố, theo sai đó là “một đoàn rước đi đầu bởi cồng, trống, kèn và biểu ngữ với các phù thủy mặc lễ phục quân đội, cưỡi ngựa đi qua những đường phố chính của thị trấn để thanh tẩy dịch bệnh”.

Tuyệt vọng đến cùng cực

Nhiều người dân tuyệt vọng đã bắt đầu tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhà truyền giáo phương Tây. Nhưng, các nhà truyền giáo đã kịp thời thức tỉnh những niềm tin mê tín dị đoan rằng bệnh dịch tả là do tà ma gửi đến như một sự trừng phạt.

Họ khẳng định rằng đây chính xác là “những con vi khuẩn rơi xuống nước” rồi xâm nhập vào cơ thể, hủy hoại con người từ bên trong.

Sands đã từng được một người phụ nữ lớn tuổi cầu xin ông cứu chồng bà khỏi căn bệnh quái ác. Ông đi theo người phụ nữ đến nhà và phát hiện ra xác chết đang thối rữa của chồng bà, thực tế đã chết được khoảng một tuần.

Sands buồn bã thông báo cho bà rằng mọi chuyên đã quá muộn, nhưng bà luôn khăng khăng rằng thuốc của Mỹ sẽ có thể hồi sinh chồng mình. Đức tin của bà đã đặt nhầm chỗ, vì ngay cả những người truyền giáo cũng không thể tránh khỏi sự chết người của bệnh dịch tả.

Một nhà tù Hàn Quốc những năm 1880. Ảnh: Korea Times.
Một nhà tù Hàn Quốc những năm 1880. Ảnh: Korea Times.

Một linh mục người Pháp sinh sống ở Busan đã xuất hiện các triệu chứng của căn bệnh tả và đến nhà của một bác sĩ truyền giáo Tin lành trong thành phố, nhưng thay vì thực sự gặp bác sĩ, ông ấy đã "dành hai giờ đi qua đi lại một cách rất đau khổ, dường như không mong muốn nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào". Sau đó, ông đã rời khỏi nhà của vị bác sĩ và chết trong khi đi bộ về nhà riêng.

Chính phủ Hàn Quốc đã báo động về số người chết ngày càng tăng, buộc phải thực hiện các biện pháp hà khắc để kiểm soát đại dịch.

Tại thủ đô Seoul, các đội khử trùng đã được cử đến để dọn dẹp nhà cửa, nhà tù và cống rãnh. Cảnh sát đã cung cấp thuốc khử trùng và thuốc chữa trị cho người nghèo. Cung điện cung cấp kinh phí để chôn cất người chết và nhiều người đã buộc phải tiêm vaccine thử nghiệm do lãnh sự Nhật Bản viện trợ một cách hào phóng.

Những mô tả của Sands về việc tiêm phòng thực sự khiến con người lạnh sống lưng khi "phải được tiêm vào phần nhỏ sau lưng với số lượng lớn bằng bằng một ống tiêm khổng lồ".

Có lẽ đáng sợ hơn những lần tiêm phòng chính là các trung tâm cách ly - Sands gọi chúng là "trại tập trung". Khi một nạn nhân của bệnh tả được phát hiện, ngôi nhà của họ, cũng như đồ dùng cá nhân sẽ được khử trùng, và phần lớn là thường xuyên bị đốt cháy.

Những người sống trong cùng một ngôi nhà - cho dù họ có các triệu chứng của bệnh hay không - đều sẽ được đưa đến một trong ba trung tâm cách ly.

Một con phố ở Wonsan vào khoảng những năm 1900. Ảnh: Korea Times.
Một con phố ở Wonsan vào khoảng những năm 1900. Ảnh: Korea Times.

Dịch bệnh bùng phát thành từng đợt, bùng nổ mạnh mẽ và sau đó lắng xuống nhanh chóng. Hàng nghìn người đã chết.

May mắn thay, khi thời tiết trở nên lạnh hơn, dịch tả đã giảm dần. Cuộc sống của cư dân đã trở lại bình thường, ít nhất là ở phần phía nam của bán đảo. Tuy nhiên, ở phía bắc, khu vực gần biên giới Trung Quốc, một mối đe dọa mới đã xuất hiện - bệnh dịch hạch thể phổi.

Căn bệnh này thậm chí còn tồi tệ hơn cả bệnh dịch tả, với điểm chết người nổi bật khi khiến "phổi tan rã nhanh chóng". Đây là căn bệnh rất dễ lây lan và không ai biết những biện pháp nào có thể phòng ngừa hoặc chống lại “bệnh dịch Mãn Châu” này.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Trận đại dịch tả năm 1902 tại Hàn Quốc

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO