Trường ĐHSP 2 đẩy mạnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu thực tiễn

PV 08/06/2021 15:00

Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện.

Trong lĩnh vực GD&ĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời.

Với vai trò đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình phát triển của đất nước, Trường ĐHSP Hà Nội 2 đang đẩy mạnh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong trong quản trị nhà trường và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học.

Đối với quản trị nhà trường, các công cụ quản trị đại học thông minh như quản trị nhân sự, số hóa thông tin quản lý, quản lý lịch giảng dạy, thời khóa biểu, đánh giá KPI cho viên chức,… đã được Trường ĐHSP Hà Nội 2 triển khai áp dụng. Đặc biệt, từ tháng 5/2021, nhà trường triển khai áp dụng Hệ thống E-office mới trong quản lý văn bản và điều hành điện tử các hoạt động hành chính. Hệ thống sẽ thống nhất và số hoá các quy trình hoạt động, tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông để giải quyết công việc trong toàn trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản trị nhà trường.

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành điện tử tại Trường ĐHSP Hà Nội 2.

Bên cạnh đó, Nhà trường đã xây dựng và vận hành Hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS trên nền tảng Moodle và sử dụng phối hợp các nền tảng khác như Google Meet, Microsoft Office, Zoom… để tiếp cận người học, chuyển tải nội dung của các chương trình đào tạo các bậc, hệ đào tạo. Hệ thống LMS với một số điểm nổi bật là mã nguồn mở, miễn phí, người dùng có thể chỉnh sửa được mã nguồn và cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến, hệ thống tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên có thể đa dạng hóa các hình thức học tập như là học tập hỗn hợp, đào tạo trực tuyến, mô hình lớp học đảo ngược… đồng thời giảng viên cũng dễ dàng quản lý việc học tập và hỗ trợ kịp thời cho người học.

Đến nay, 100% lớp học đều được triển khai các công cụ trực tuyến hỗ trợ cho việc dạy học online. Nhờ đó, trong đợt dịch bệnh Covid-19 nhiều biến động vừa qua, toàn bộ hoạt động đào tạo của trường đã nhanh chóng thay đổi để thích ứng và vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Giảng viên giảng dạy trực tuyến qua hệ thống LMS.

Đầu năm 2020, Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã nâng cấp và đưa vào sử dụng thư viện điện tử hiện đại được quản lý trên phần mềm Kipos và tự động hóa trong phần lớn các hoạt động nghiệp vụ. Hệ thống số hóa, máy scanner bán tự động hỗ trợ hiệu quả cho việc số hóa toàn bộ nguồn tài liệu nội sinh cũng đã được triển khai. Thư viện có nguồn tài nguyên thông tin phong phú và đa dạng với hơn 28.720 đầu tài liệu in và 8845 tài liệu điện tử; các CSDL trực tuyến như: Math SciNet, STD, Proquest Central, Credo Reference, World Scientific.

Bên cạnh đó, thư viện còn nghiên cứu, phố biến tới bạn đọc các nguồn tin điện tử miễn phí trên mạng (DOAJ, DOAB, Highwire Press, PLOS , Research4life…). Đến nay, thư viện đã sở hữu một tổ hợp các nguồn tin điện tử rất phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và người học.

Thư viện thông minh Trường ĐHSP Hà Nội 2.

Trong năm 2021, nhà trường tiếp tục triển khai và hoàn thiện các nội dung chuyển đổi số như: phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến, phát triển những ứng dụng tiện ích sáng tạo nhằm tạo ra sự trải nghiệm tiện nghi, định hướng phát triển công dân số toàn cầu trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Trường ĐHSP 2 đẩy mạnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu thực tiễn

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO