Sáng ngày 11/2 (mùng 7 Tết Kỷ Hợi), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn đầu xuân tại khu di sản Hoàng cung Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Lễ cúng hạ cây nêu.
Dưới thời triều Nguyễn, lễ hạ nêu nhằm thông báo kỳ nghỉ Tết đã kết thúc và bước vào công việc của năm mới.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tái hiện, mô phỏng lễ hạ nêu theo nghi thức thời xưa, bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ (đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống) và tiến hành hạ cây nêu. Cây nêu ở sân trước Thế Miếu được hạ trước rồi sau đó là đến cây nêu ở điện Long An.
Sau lễ hạ nêu là phần khai ấn cung chúc tân xuân. Khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.
Khai ấn và tặng chữ cho du khách.
Được biết, Ngọc ấn (mô phỏng phục chế) được lấy xuống từ ngọn cây nêu với bốn chữ "Phú - Thọ - Khang - Ninh" mang ý nghĩa: Giàu sang, Sống lâu, Khỏe mạnh, Bình yên.
Người xưa quan niệm những chữ này cầu chúc những điều yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân.
Lê Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.000 xe buýt, đa phần là xe cỡ lớn 16 tới 29 chỗ ngồi nhưng hiện nay, các bến bãi dành cho phương tiện này dừng đậu lại không tương xứng.
Người Chăm sống ở các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều món ăn ngon, lạ như: Tung lò mò (lạp xưởng bò), pài pa ghênh (canh thính) và nhiều loại bánh hấp dẫn: tapei anung (bánh tét), tapei bilik (bánh ít), tapei coh (bánh cuốn), sakaya, kadaor (giống bánh đúc)… Trong đó, ginraong laya (bánh gừng) được nhiều người nhắc tới bởi đây là bánh truyền thống, có mặt trong tất cả lễ hội quan trọng của đồng bào Chăm.
Ngày 9/12, bà Võ Thị Dung - Phó Bí thư Thành ủy TP HCM thay mặt lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã đến huyện Bến Lức, tỉnh Long An để thăm gia đình và tưởng niệm cố Linh mục Nguyễn Công Danh - nguyên Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP HCM nhân dịp Lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch 2020.