Tôn vinh nghề truyền thống dệt Dèng A Lưới

16/01/2017 15:24

Sáng ngày 16/1, tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới, Sở Văn hóa-Thể thao Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với UBND huện A Lưới tổ chức lễ đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề dệt Dèng”.

Đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề dệt Dèng”.

Dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan của tỉnh Thừa Thiên - Huế và người dân các xã: A Ngo, A Roằng, Hồng Thượng, Hồng Thái, thị trấn A Lưới và 2 làng nghề ở thôn A Hưa ( xã Nhâm) và xã A Đớt- nơi mà nghề dệt dèng đang phát triển,Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng và Cục phó Cục Di sản văn hóa Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành đã trao Bằng chứng nhận của Bộ VHTT&DL cho Bí thư huyện ủy A Lưới Hồ Xuân Trăng và Chủ tịch UBND A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng.

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện địa phương, Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, dệt Dèng là một nghề truyền thống của dân tộc Tà ôi có từ lâu đời và là một sản phẩm văn hóa hết sức độc đáo từ thời xa xưa và được truyền từ đời này sang đời khác.

Sợi dệt truyền thống được sử dụng là sợi bông khai thác từ thiên nhiên để tạo sợi và các màu sắc vàng, đen, xanh cho quá trình dệt cũng như tạo hoa văn. Nét độc đáo riêng biệt của kỹ thuật dệt Dèng ở A Lưới là người thợ dệt đưa các hạt cườm trực tiếp vào sản phẩm để tạo nên hoa văn, không tạo bằng chỉ màu như dệt vải thổ cẩm ở những nơi khác.

Từ bị mai một và có nguy cơ thẩt truyền, ngày nay, nghề dệt Dèng đã dần được quan tâm phục hồi, các sản phẩm từ Dèng từng bước được nhân dân yêu thích sử dụng trong công sở, trường học và các ngày lễ lớn, sự kiện qun trọng để vừa bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vừa có tính thẩm mỹ và tạo đầu ra cho sản phẩm.

Phụ nữ A Lưới dệt Dèng.

Trên địa bàn A Lưới đến nay đã hình thành nhiều HTX sản xuất với quy mô lớn như ở thị trấn A Lưới, xã A Đớt, xã Nhâm, xã A Roàng. Ở một số bản làng gần như 100% hộ dân đều tham gia dệt Dèng. Đáng chú ý, trong khuôn khổ dự án du lịch tiểu vùng sông Mê Kông triển khai tại A Lưới, việc hình thành một số mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan, quảng bá và bán các sản phẩm từ Dèng với du khách bốn phương là một cách để bảo tồn và phát triển nghề dệt Dèng.

Để nghề truyền thống dệt Dèng được duy trì và phát triển, Chủ tịch UBND huyện A Lưới đề nghị có chính sách ưu đãi để khuyến khích, hỗ trợ khôi phục, mở rộng quy mô sản xuất hoặc thành lập mới các làng nghề dệt Dèng. Gắn kết chương trình khôi phục, phát triển làng nghề với chương trình phát triển dịch vụ, du lịch; đẩy mạnh hoạt động các tour du lịch đến thăm các làng nghề và xem trình diễn dệt Dèng kết hợp phát triển các điểm bán hàng lưu niệm các sản phẩm từ Dèng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về nhận thức, làm cho các cấp, các ngành và nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Dèng, đặc biệt là sau khi được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia; nâng cao niềm tự hào đối với các nghệ nhân và người dân tại các làng nghề, chính họ là những người trực tiếp góp sức, xây dựng, phát triển và bảo tồn nghề dệt Dèng truyền thống. ­

Quảng bá, từng bước đưa sản phẩm Zèng tiếp cận với các thị trường trong nước và quốc tế.Đăng ký và xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm vải Dèng để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Khẳng định thương hiệu vải Dèng truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới, thiết kế lo go đặc trưng cho sản phẩm…

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tôn vinh nghề truyền thống dệt Dèng A Lưới

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO