Vốn ngoại tìm đến dệt may

H.Hương 22/09/2015 10:35

Thông tin từ Bộ Công thương cho biết, Cục Công nghiệp địa phương và Hiệp hội len Australia đã có buổi làm việc trao đổi thông tin về tình hình ngành dệt may của Việt Nam. Phía Hiệp hội len Australia muốn tiếp tục tư vấn hỗ trợ các DN Việt Nam về mặt kỹ thuật như công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Tuy nhiên, đó không phải chỉ một đối tác này muốn hợp tác với dệt may Việt Nam, mà còn nhiều đối tác nước ngoài khác.

Tháng 7 vừa qua Tập đoàn Dệt may Panko (Hàn Quốc) đã khởi công xây dựng 2 nhà máy tại Quảng Nam: Nhà máy dệt may Panko Tam Thăng và Nhà máy phụ kiện dệt may Ducksan Vina tại Khu công nghiệp Tam Thăng. Trong đó Nhà máy dệt may Panko Tam Thăng được đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 33,5 ha tại Khu công nghiệp Tam Thăng với tổng vốn đầu tư 70 triệu USD (100% vốn Hàn Quốc).

Còn nhà máy phụ kiện dệt may Ducksan Vina sẽ sản xuất sợi, vải, dệt, nhuộm. Theo thiết kế, trung bình mỗi năm, nhà máy này sẽ cho ra đời khoảng 4.800 tấn sợi/năm, 4.800 tấn vải/năm, dệt 4.800 tấn/năm và nhuộm 4.800 tấn/năm. Dự án này có tổng vốn đầu tư 10 triệu USD (100% vốn Hàn Quốc) trên diện tích sử dụng là gần 7 ha...

Điểm đáng lưu ý của các dự án dệt may có vốn ngoại được xây dựng theo chuỗi, từ phát triển nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng. Tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Forever Glorious thuộc tập đoàn Sheico (Đài Loan, Trung Quốc) cam kết đầu tư 50 triệu USD để triển khai một dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước.

Cũng còn phải kể đến nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ, xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến sợi tại Đồng Nai; Dự án 300 triệu USD sản xuất sản phẩm may mặc của nhà đầu tư Anh quốc tại TP.HCM...

Thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, trong hơn 3.000 DN dệt may trên cả nước hiện nay, số lượng DN FDI chiếm khoảng 25% nhưng lại chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Và hầu hết các DN FDI đang tiếp tục mở rộng sản xuất, xây dựng nhà máy để đáp ứng thị phần.

Đáng chú ý, theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hiện nay mới chỉ có 36% DN Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất và tiến tới xuất khẩu so với gần 60% của Malaysia và Thái Lan.

Đồng thời, chỉ có 21% các DN nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội rất thấp.

Vì vậy, theo khẳng định của giới chuyên gia, để không bị thụt lùi cũng như không bị bỏ rơi quá xa so với DN ngoại, DN nội ngành dệt may cần xác định được chỗ đứng của mình, vươn lên trong tình thế chấp nhận cạnh tranh.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Vốn ngoại tìm đến dệt may

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO