Vụ giải cứu bé trai 10 tuổi: Chuyên gia Nhật Bản trực tiếp đến hiện trường

B.Phúc (tổng hợp) 05/01/2023 19:12

Chiều nay (5/1), đoàn chuyên gia Nhật Bản trực tiếp đến hiện trường, có đưa ra biện pháp để đưa cọc bê tông và bé trai lên mặt đất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Hoàng Tấn Bửu chia sẻ với báo chí về việc gặp khó khăn khi đưa bé trai 10 tuổi lên mặt đất.

Theo Dân Trí, chiều muộn ngày 5/1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, hôm nay và nhiều ngày qua, Đồng Tháp nhận được nhiều góp ý trong công tác cứu hộ bé trai lọt trong trụ bê tông hôm 31/12.

Đặc biệt, chiều cùng ngày, đoàn chuyên gia Nhật Bản trực tiếp đến hiện trường, có đưa ra biện pháp để đưa cọc bê tông và bé trai lên mặt đất.

Tuy nhiên, biện pháp của đoàn chuyên gia Nhật Bản cần một số thiết bị đặc biệt tỉnh Đồng Tháp cần thời gian huy động. Vì lý do này, biện pháp của các chuyên gia Nhật Bản chưa được thực hiện.

Phó chủ tịch UBDN tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm, công tác cứu hộ đang gặp một số khó khăn nhất định khi gặp tầng lớp đất sâu, làm trở ngại kế hoạch kéo trụ bê tông lên mặt đất như dự tính. Tỉnh vẫn đang tiếp tục chọn lọc, đi đến thống nhất giải pháp tối ưu nhất, để hoàn thành công tác giải cứu bé trai dù nạn nhân đã qua đời.

Công tác cứu hộ bé trai rơi xuống trụ bê tông sâu 35m vẫn đang ở mức cao nhất với những giải pháp được điều chỉnh thay đổi kịp thời.

Theo SKĐS, hiện tại, các chuyên gia của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các lực lượng quân đội, công an và hàng trăm người tham gia cứu hộ vẫn đang triển khai các giải pháp để cứu hộ bé traiở Đồng Tháp, cụ thể là đưa trụ bê tông có thi thể nạn nhân lên mặt đất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm, xuyên đêm ngày 4/1, sang ngày 5/1, đội cứu hộ vẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ liên tục tại hiện trường để đưa cháu bé lên, sau đó thực hiện các biện pháp hỗ trợ gia đình.

Tuy nhiên, việc đưa cháu bé lên mặt đất vẫn chưa thực hiện được và sáng sớm nay công việc tạm dừng thời gian ngắn do gặp phải tầng địa chất đặc biệt.

Đây là tình huống khó khăn, trở ngại gặp phải từ khâu kỹ thuật tới địa chất ở tầng sâu. Khi đội cứu hộ thực hiện khoan xuống độ sâu 30 đến 40 m gặp phải tầng đất phức tạp, nền địa chất rắn, đất sét dính chặt.

Cũng trong sáng nay, lực lượng cứu hộ đã hội ý khẩn cấp để trưng cầu ý kiến các chuyên gia giỏi trong nước và ngoài nước về cách giải quyết các tầng địa chất sâu trong lòng đất. Các biện pháp tối ưu đang được chọn lựa.

Đáng chú ý, sau khi xác định bé Hạo Nam đã tử vong thì đã có thay đổi trong phương pháp cứu hộ. Cụ thể, lực lượng cứu hộ sẽ thực hiện tháo các khớp nối, lần lượt đưa 3 đoạn ống lên, thay vì đưa cả 3 đoạn ống trụ như trước đó dự tính.

Thời điểm hiện tại, lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục cố gắng đưa đoạn ống bê tông đầu tiên lên. Sau đó, triển khai biện pháp cứu hộ ở đoạn ống thứ hai và thứ ba nằm sâu trong lòng đất.

Về vị trí bé Hạo Nam mắc kẹt, theo ông Bửu, đoạn đầu của ống trụ bê tông ít có khả năng bé mắc kẹt lại. Lực lượng cứu hộ phán đoán bé kẹt ở đoạn thứ hai và đang thăm dò.

Mặc dù các lực lượng chức năng nỗ lực tìm mọi phương án đưa trụ bê tông lên mặt đất, cứu hộ cháu bé, nhưng cháu bé đã không qua khỏi sau 5 ngày nằm kẹt trong trụ bê tông.

Trưa 5/1, anh Thái Văn Tài - cha ruột nạn nhân- một mình đến hiện trường. Anh nhìn thẳng về hướng công trình, nhưng lúc này công trường yên ắng, không nghe tiếng động cơ hoạt động.

Hiện trường chỉ còn lực lượng công an được phép ra vào. An ninh thắt chặt hơn. Phần lớn các bình oxy được vận chuyển ra khỏi khu vực hiện trường.

Trước đó, như thông tin đã đưa, khoảng 11h30 ngày 31/12/2022, Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 người bạn chung xóm vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình để nhặt sắt.

Khi cùng nhóm bạn đi qua công trình, Nam lọt xuống trụ bê tông đã đóng sâu xuống đất khoảng 35m. Trụ bê tông rỗng bên trong, đường kính 25 cm. Thấy vậy, nhóm bạn của Nam kêu cứu. Những người có mặt tại công trình đến ứng cứu nhưng bất thành.

Khoảng 30 phút sau lực lượng cứu hộ có mặt tại hiện trường, nhưng lúc này không còn nghe tiếng Nam kêu cứu. Lực lượng cứu hộ triển khai nhiều phương án nhưng chưa đưa được bé trai lên mặt đất.

[Mũi khoan đã khoan xuống độ sâu 34 - 35 m ngang với đáy cọc mà em bé bị tai nạn]

Đêm 4/1, các lực lượng cứu hộ làm việc xuyên đêm để thực hiện mũi khoan guồng xoắn xuyên thấu 5m đất cuối cùng. Tuy nhiên, lớp đất này cứng, kết cầu phức tạp nên lực lượng làm nhiệm vụ phải tạm ngưng, hội kiến khẩn cấp với các chuyên gia trong nước và ngoài nước.

Khi chốt được phương án, lực lượng cứu hộ sẽ dùng dây cáp, mắc vào đoạn thứ nhất, đưa đoạn này lên. Đồng thời tiếp cận và mắc cáp vào đoạn thứ 2, đoạn thứ 3, lần lượt dùng cẩu kéo lên. Khi thực hiện các công đoạn này, lực lượng cứu hộ, thi công đảm bảo an toàn, nhất là việc không cho vật thể, đất vùi lắp đoạn 2, đoạn 3 của trụ bê tông.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Vụ giải cứu bé trai 10 tuổi: Chuyên gia Nhật Bản trực tiếp đến hiện trường

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO