Xã hội hóa sân khấu: Khi công chúng lựa chọn tác phẩm

Minh Quân 19/11/2015 09:22

Từ ngày 23 đến 25/11 tới đây, Nhà hát Cải lương Việt Nam sẽ ra mắt vở Vua Phật  tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ - Hà Nội. Cùng với những dự án sân khấu của các đơn vị đã làm trước đó, việc tặng vé miễn phí cho khán giả thông qua các nguồn tài trợ xã hội hóa đang mở ra một hướng đi mới cho sân khấu - khi những món ăn tinh thần do chính khán giả được quyền lựa chọn để… đầu tư.

Xã hội hóa sân khấu: Khi công chúng lựa chọn tác phẩm

Một chương trình biểu diễn của Nhà hát Tuổi trẻ thu hút đông đảo khán giả.

Đơn cử như có mặt tại buổi diễn khai mạc chương trình “Tình yêu cười” (16/11) sẽ kéo dài đến hết ngày 19/11, của Nhà hát Tuổi trẻ nằm trong chuỗi dự án xã hội hóa“Chắp cánh niềm tin” dành tặng 100 đêm kịch với 70.000 vé miễn phí cho khán giả cả nước có lẽ nhiều đơn vị nghệ thuật biểu diễn không khỏi phải chạnh lòng. Nói không ngoa, chỉ bằng những hình ảnh khán giả nô nức làm tắc cả một đoạn đường vào Nhà hát cũng đủ để minh chứng khán giả đến thưởng thức không hẳn chỉ vì những tấm vé miễn phí. Tuy vậy, nhìn lại thực trạng các sân khấu biểu diễn ngay tại Thủ đô thì câu chuyện xã hội hóa để thu hút được đông đảo khán giả đến thưởng thức không phải đơn vị nghệ thuật biểu diễn hay ngay cả các nhà quản lý thì cũng không hẳn ai cũng làm được. Bởi, ngay đơn vị nghệ thuật biểu diễn vốn “đắt khách” như Nhà hát Tuổi trẻ thì kèm theo đó là vô số “chiêu trò” để thu hút khán giả.

Ngay những chương trình tặng vé miễn phí cho khán giả mà như giới thiệu của NSƯT Chí Trung trong chương trình “Tình yêu cười” thì đây chỉ là món quà mà Nhà hát Tuổi trẻ muốn dành tặng các thầy cô giáo và cán bộ, nhân viên đang công tác trong ngày giáo dục, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Và thực tế, “bài” giới thiệu này Nhà hát Tuổi trẻ đã được áp dụng rất nhiều trước đó với các chương trình tặng vé cho khán giả trong những ngày lễ như dịp Tết Trung thu hay 1 - 6…

Thực tế cho thấy, dù đã áp dụng hình thức xã hội hóa các sân khấu chính kịch hay các loại nghệ thuật truyền thống khác thì việc có hay không khán giả lại là một câu hỏi lớn đối với sân khấu nói chung. Hiện việc nhiều nhà hát phụ thuộc ngân sách hàng năm vốn đã là việc xưa cũ. Bởi nếu cứ trông chờ vào tiền ngân sách thì các đoàn nghệ thuật và các nhà hát không thể sống nổi.

Đơn cử như như Nhà hát Cải lương Việt Nam lâu nay đã kêu gọi nhà tài trợ, đầu tư dựng vở như cách làm của các show ca nhạc hoặc các bộ phim thị trường. Sau 2 năm chuẩn bị, đến năm 2015, nhà hát đã kịp tung ra 2 vở diễn khá “nặng ký” thuộc thể loại lịch sử, đủ để thõa mãn giấc mơ hiện đại hóa cải lương. Theo kế hoạch tới đây Nhà hát Cải lương sẽ công diễn vở “Vua Phật”, với hình thức là sẽ có 2.000 tấm vé tặng miễn phí tặng khán giả tại Thủ đô. Những khán giả yêu thích cải lương hẳn sẽ nhớ tới thành công của các vở diễn “Chuyện tình Khau Vai”, “Mai Hắc Đế” của Nhà hát Cải lương bởi khi ấy có tình trạng “cháy vé” ở hầu hết các suất diễn. Thế nhưng- như đã đề cập, việc thành bại của vở diễn tưởng dễ mà khó bởi một lý do mang tên tiêu chí.

Theo đạo diễn - NSƯT Triệu Trung Kiên – “chủ nhân” của vở “Vua Phật” cho hay: “Vở diễn được xây dựng với tiêu chí một tác phẩm đỉnh cao nghệ thuật, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; bảo toàn những nét đẹp riêng có của loại hình sân khấu cải lương… Ở đó, nội dung vở diễn nhằm ca ngợi, trí đức siêu quần của vua Trần Nhân Tông – vị Vua đời, Vua đạo”. Lo lắng là vậy, nhưng các nghệ sĩ dựng vở vẫn có cơ sở vững chắc cho niềm tin của mình. Bởi khi món ăn tinh thần được lựa chọn, được chính những khán giả- hay nói cách khách là những nhà đầu tư quyết định, tức là đầu ra cho sân khấu đã có những hi vọng mới.

Có thế thấy việc xã hội hóa sân khấu diễn ra chưa lâu, mới rầm rộ hơn chục năm trở lại đây, và còn rất “mới” với đa phần giới nghệ sĩ miền Bắc nên các đơn vị nghệ thuật ở phía Bắc cũng rất thận trọng. Còn chủ quan là do các nghệ sĩ đều thuộc biên chế của một đơn vị nghệ thuật công lập, được hưởng nhiều ưu ái về nhiều mặt, được nhà nước xây rạp biểu diễn cho, được lĩnh lương hàng tháng, vở dựng xong không diễn được cũng không mất tiền túi vì kinh phí xây dựng vở do nhà nước cấp chưa xã hội hóa sân khấu thì cũng chưa “chết” được.

Do vậy lâu nay việc giới nghệ sĩ miền Bắc “đủng đỉnh” với xã hội hóa cũng là điều dễ hiểu.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Xã hội hóa sân khấu: Khi công chúng lựa chọn tác phẩm

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO