Đổi mới cơ chế tiền lương: Phải đảm bảo mức sống tối thiểu

Khanh Lê 17/09/2016 09:10

Theo TS Đặng Đức Anh, tiền lương của cán bộ công chức, viên chức rất thấp và thấp hơn khu vực sản xuất kinh doanh, chưa đảm bảo cho cán bộ, công chức, viên chức sống chủ yếu được bằng lương do quan hệ tiền lương chưa hợp lý, các mức lương theo hệ số tiền lương gắn quá chặt với tiền lương tối thiểu chung.

Chính sách tiền lương ở Việt Nam sau nhiều lần cải cách, nhất là từ 1993 đến nay, đã từng bước đổi mới theo hướng thị trường, tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính nhà nước và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công...

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, chính sách tiền lương của Nhà nước ở các khu vực còn chậm đổi mới và thể chế hóa, không theo kịp kinh tế thị trường, chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế....

Những vấn đề này đã được thảo luận tại tọa đàm “Tiền lương tối thiểu và an sinh xã hội”, do Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) tổ chức ngày 16/9, tại Hà Nội.

Theo TS Đặng Đức Anh, tiền lương của cán bộ công chức, viên chức rất thấp và thấp hơn khu vực sản xuất kinh doanh, chưa đảm bảo cho cán bộ, công chức, viên chức sống chủ yếu được bằng lương do quan hệ tiền lương chưa hợp lý, các mức lương theo hệ số tiền lương gắn quá chặt với tiền lương tối thiểu chung.

Tuy nhiên, theo tính toán của VCCI, nếu tăng tiền lương tối thiểu thực tế lên 3%, sẽ có khoảng 10.000 lao động bị giảm đóng/trốn đóng BHXH trong ngắn hạn và khoảng 30.000 lao động khác bị giảm đóng trong dài hạn. Còn nếu tăng tiền lương tối thiểu thực tế lên 5%, sẽ có khoảng 17.000 lao động bị giảm đóng/trốn đóng BHXH trong ngắn hạn và khoảng 51.000 lao động khác bị giảm đóng trong dài hạn.

Lương tối thiểu được xác định trên cơ sở nào? Ở các nước trong đó có Việt Nam, lương tối thiểu là công cụ hữu hiệu để bảo vệ người lao động, đặc biệt là nhóm lao động yếu thế. Theo TS Đặng Đức Đạm (Viện BDI), tiền lương tối thiểu có quan hệ với mức sống tối thiểu, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

“Hiện Việt Nam mới xác định được mức lương tối thiểu vùng để bảo vệ người lao động yếu thế và có cơ chế đối thoại, thương lượng về tiền lương tối thiểu 3 bên, nhưng cần quan tâm xử lý hài hòa hơn mối quan hệ giữa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động với yếu tố tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần tăng cường hiệu quả của cơ chế thương lượng tập thể để xác lập mức tiền lương thực tế trả cho người lao động tốt hơn trên cơ sở quy định về tiền lương tối thiểu vùng”- TS Đạm kiến nghị.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thị Lan Hương- nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) cũng cho rằng, tiền lương và lương tối thiểu tại các doanh nghiệp nên được xác định thông qua thương lượng tập thể và do các đối tác tham gia đàm phán quyết định.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đổi mới cơ chế tiền lương: Phải đảm bảo mức sống tối thiểu

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO