Khoảng cách giữa đào tạo và thực tế

Thủy Anh (thực hiện) 01/02/2016 13:05

Đó là ý kiến của GS.TS Phạm Quang Trung- Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, trả lời cho câu hỏi về thách thức của các trường ĐH, CĐ khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.

Khoảng cách giữa đào tạo và thực tế

GS.TS Phạm Quang Trung.

PV:Thưa ông, trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, ông có lo lắng gì không, đặc biệt là về nguồn nhân lực của nước ta?

GS.TS Phạm Quang Trung: Tiến trình hội nhập kinh tế đổi với VN đã diễn ra khá lâu, với cộng đồng kinh tế ASEAN lại càng đặt ra nóng bỏng. Văn bản, hiệp định ký kết các nước cộng đồng kinh tế ASEAN, trong đó VN là một thành viên. Tôi nhìn ở cả hai khía cạnh và thách thức.

Sức ép với nguồn lực lao động trong đó có giáo dục và đào tạo, thế hệ trẻ cũng phải có ý thức nâng cao năng lực hơn. Hôm qua bạn chỉ là công dân thị trường lao động VN, nay bạn phải nghĩ đến là công dân toàn cần cạnh trạnh với các nước. Nhiều hạn chế bất cập và điểm mạnh đào tạo nguồn nhân lực của VN sẽ được mọi người nhìn nhận lại. Sinh viên tốt nghiệp ĐH phải chú ý đến các kỹ năng cơ bản, kiến thức, phẩm chất… Trong đó, đặc biệt là tiếng Anh phải được nâng cao để có thể làm việc được trong phạm vi không chỉ VN mà các nước khác. Sinh viên VN thường e dè, mặc dù tố chất và kiến thức rất tốt. Đó là điểm đáng chú ý trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong tương lai.

Xét về mặt vĩ mô, hệ thống chính sách của chúng ta rất ít có những chính sách chỉ đạo ở cấp cao để tạo cơ sở cấp dưới, từ doanh nghiệp đến từng người dân thống nhất với nhau thành một thể hoàn chỉnh trong quá trình cạnh tranh. Các chính sách từ cấp trên xuống cấp tỉnh, huyện không còn đường thẳng, mà rời rạc. Sự phối hợp của lao động VN so với các nước Thái Lan, Singapore… kém hơn. Bênh cạnh việc cạnh tranh với chính lao động trên đất nước VN, các bạn trẻ phải nghĩ đến chuyện làm việc với người nước ngoài trên đất nước VN và mình làm việc ở nước ngoài. Sẽ có một lực lượng lao động của nước ngoài thâm nhập vào một số ngành nghề của VN và họ sẽ được tuyển dụng, thậm trí trả lương cao hơn lao động VN. Ngược lại, có một bộ phận lao động VN giỏi có tay nghề, có kiến thức, kỹ năng sẽ làm việc ở Singapore, Thái Lan… Trước mắt đan xen cả cơ hội và thách thức.

Vậy điều mà sinh viên Việt Nam còn thiếu khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN là gì thưa ông?

- Các trường phải chủ động rà soát lại các kiến thức kỹ năng, và những phẩm chất mà sinh có được khi tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ, trung cấp nghề. Có thể sinh viên học nhiều kiến thức nhưng những kiến thức đó lại cao siêu quá, hoặc là đi quá vào học thuật. Trong khi những kiến thức phục vụ cho ngành nghề sinh viên không nắm bài bản. Điều đó dẫn đến việc, có sinh viên tốt nghiệp ra trường bắt tay vào công việc cụ thể mất vài tháng để làm quen. Rất nhiều công ty, tổ chức tài chính doanh nghiệp có ý kiến tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp xong phải đào tạo lại. Phải chăng hệ thống của chúng ta có một khoảng cách giữa đào tạo trong nhà trường với ứng dụng thực tế. Năng lực ngoại ngữ của sinh viên VN và người lao động so với một số nước trong khu vực ASEAN là hạn chế hơn. Những kỹ năng làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề đàm phán, kỹ năng mềm, ứng dụng… trong một người lao động ở nhiều trường hợp kỹ sư, cử nhân của VN thua bạn bè quốc tế. Sinh viên VN cần chủ động, có tâm thế đón nhận, tham gia cuộc chơi…

Theo ông, các trường ĐH, CĐ đang gặp khó khăn gì khi bước vào hội nhập?

- Chắc chắn nhiều trường gặp khó khăn, thách thức. Vì VN nghèo hơn các nước, đầu tư nguồn lực, tài chính cho các trường còn thua các nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore. Đội ngũ nguồn nhân lực trong đào tạo của Việt Nam còn khoảng cách khá lớn, ví dụ tỷ lệ giảng viên VN biết nói tiếng Anh còn hạn chế.

Do lịch sử trước đây nên khung chương trình, tư duy, tâm lý giáo dục trong các trường rất khác, và còn khá hạn chế. Khi bước vào ngưỡng cửa hội nhập là một thách thức. Tuy nhiên, cũng không nên cường điệu hóa, việc hội nhập sẽ đến từ từ như một cơn gió, quá trình chuyển biến của chúng ta sẽ dần dần thích ứng. Còn đơn vị nào không thích ứng sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi, sẽ bị môi trường tự đào thải.

Có những đơn vị thích ứng nhanh và vượt lên nhưng cũng sẽ có những đơn vị bị tụt hậu. Người VN rất thông minh sẽ không chịu thua các nước và sẽ có những bứt ph, tuy nhiên trước mắt sẽ có khó khăn, sẽ có lúc mất mùa.

Về phía nhà trường, đã có động thái như thế nào cho việc hội nhập?

- Chúng tôi có loạt chương trình cụ thế ứng phó hội nhập quốc tế. Gần đây khung chương trình đào tạo của nhà trường đã được cải tiến nhiều so với trước kia, có nhiều chương trình giống với các nước châu Âu.

Phương pháp đào tạo chú trọng hơn để sinh viên có sự cọ sát nhiều chiều, sử dụng nhiều tính huống mô phỏng, tăng kỹ năng xử lý vấn đề. Người VN giống như viên bi nhưng khi đặt cạnh nhau rời rạc, không có tính liên kết. Điều này cho thấy lao động Việt Nam thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Nên trong quá trình đào tạo chúng tôi chú ý điều này. Đồng thời cũng chuyển tải kỹ năng mềm cho sinh viên. Trước đây chúng ta cho rằng đó chỉ là ngoại khóa nên không chú trọng đào tạo. Thiếu kỹ năng khi ra trường sinh viên không có cơ hội ứng dụng những kiến thức đã được học.

Kiến thức nền tảng có thể giỏi, tuy nhiên không chú ý về kỹ năng và tiếng Anh thì cũng không thể làm việc được. Gần đây số giờ sinh viên đến thực tập tại doanh nghiệp… tăng lên.

Vậy, mong muốn, đề xuất của ông là gì?

- Tôi thấy có vấn đề nhận thức về truyền thông. Hiện nay vẫn có nhiều người không biết đến, nhiều doanh nghiệp hoàn toàn không biết gì về VN gia nhập AEC- điều đó nói lên là chúng ta phải tăng cường khâu truyền thông. Trước khi “sóng thần” đến chúng ta phải biết có “sóng thần”, và có sự chuẩn bị tổn thất sẽ gần như bằng không. Các cơ sở giáo dục, con người phải tự rà soát mình, phải làm những gì trong một thế giới mở như tăng cường ngoại ngữ, văn hóa các nước.

Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Khoảng cách giữa đào tạo và thực tế

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO