WHO phê chuẩn vaccine sốt xuất huyết đầu tiên

PV 19/04/2016 15:26

Ngày 15/4, WHO phê chuẩn loại vaccine sốt xuất huyết mới có tên là Dengvaxia, mục tiêu của WHO giảm ít nhất 25% tỷ lệ mắc sốt xuất huyết và giảm ít nhất 50% tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết từ nay đến năm 2020.

Một vaccine an toàn, hiệu quả và vừa túi tiền chống lại 4 chủng virus sốt xuất huyết sẽ là bước tiến lớn trong việc kiểm soát bệnh. Vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được WHO phê chuẩn ngày 15/4 vừa qua - Dengvaxia® (CYD-TDV)- là kết quả nghiên cứu của công ty dược Sanofi Pasteur. Khoảng 5 vaccine dự tuyển khác được phát triển trên lâm sàng, với hai vaccine dự tuyển (được phát triển bởi Butantan và Takeda) dự kiến ​​sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn III vào đầu năm 2016.

Vaccine này lần đầu tiên được cấp phép tại Mexico vào tháng 12/2015 để sử dụng cho các đối tượng trong độ tuổi 9-45 tuổi sống ở vùng có dịch. Giới hạn tuổi này chủ yếu dựa trên các thông tin về độ an toàn của vắc xin thu được trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Trẻ em dưới 9 tuổi, nguy cơ biến chứng nghiêm trọng vẫn cần được xác định; với những người trên 45 tuổi, chưa có đủ dữ liệu để đảm bảo sự an toàn của vaccine. Các bác sĩ có thể đánh giá rủi ro/lợi ích của việc sử dụng vaccine ở các độ tuổi khác nhau được khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng.

CYD-TDV vaccine sốt xuất huyết sống tái tổ hợp 4 tysp huyết thanh do Sanofi Pasteur (CYD-TDV) phát triển, được tiêm 3 mũi cách nhau 6 tháng. Vaccine bắt đầu có hiệu lực từ liều đầu tiên. Tuy nhiên, hiệu quả được chứng minh chỉ sau khi tiêm đủ 3 liều.

Vaccine chống chỉ định sử dụng ở phụ nữ mang thai, những người bị dị ứng (quá mẫn) với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần nào của Dengvaxia® và những người có phản ứng dị ứng sau mũi tiêm Dengvaxia® trước đó. Dấu hiệu của phản ứng dị ứng có thể bao gồm phát ban, khó thở, sưng mặt và lưỡi.

Vaccine có thể gây sốt và những tác dụng phụ khác, mặc dù điều này không xảy ra với tất cả mọi người. Những phản ứng phụ thường gặp nhất trong các thử nghiệm lâm sàng là sốt, đau đầu, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi và đau cơ. Những phản ứng hay gặp khác là phản ứng tại chỗ tiêm như mẩn đỏ, bầm tím, sưng và ngứa. Những phản ứng hiếm gặp là: cứng ở chỗ tiêm, bệnh giống như cúm, đau cổ, đau khớp, mẩn đỏ nặng, mày đay, buồn nôn, đau miệng và họng, ho, sổ mũi, chóng mặt, nhức đầu, sưng hạch và nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi, miệng, họng và thanh quản).

Tiêm chủng không phải là cách thay thế cho các biện pháp bảo vệ ngăn ngừa muỗi đốt. Vẫn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp, bao gồm sử dụng thuốc xua xôn trùng, quần áo phù hợp và màn chống muỗi. Vaccine chỉ bảo vệ chống lại bệnh sốt xuất huyết do các týp huyết thanh 1, 2, 3 và 4 của vi rút sốt xuất huyết. Muỗi sốt xuất huyết cũng truyền các loại virus khác như Chikungunya và Zika, mà vaccine sốt xuất huyết không có tác dụng bảo vệ.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    WHO phê chuẩn vaccine sốt xuất huyết đầu tiên

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO