Điều đặc biệt ở chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”
Chương trình này do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát độngvà là sự hợp lực của rất nhiều nhà hảo tâm trên khắp đất nước cùng tham giagiúp đỡ người nghèo ở vùng biên giới phía Bắc.
Chươngtrình "Bò giống giúp người nghèo biên giới"
do Chủ tịch nước TrươngTấn Sang phát động, giao cho Bộ Tư lệnh
Bộ đội Biên phòng, Tập đoàn Viễn thôngQuân đội Viettel
phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành và UBND 11 tỉnh
biên giới phía Bắc và Vùng Tây Bắc triển khai từ tháng 6/2014
Trong buổi làm việcvới Bộ Quốc phòng về tình hình biên giới và công tác biên phòng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cóchỉ đạo về việc tặng bò giống cho người nghèo các tỉnh biên giới phía Bắc. Theo Chủ tịch nước, đồng bào tại khu vực biên giới là nhữngngười trực tiếp, tích cực bảo vệ chủ quyền đất nước, góp phần xây dựng tuyếnbiên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển. Vì vậy việc hỗ trợ giúp đỡ đồng bàobiên giới xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh sản xuất sẽ tạo điều kiện cho người dânbám đất, bám làng, bảo vệ vững chắc phên dậu Tổ quốc.
Sau khi nhận chỉ đạo từ Chủtịch nước, chương trình "Bò giống giúp người nghèo biên giới” ra đời. Bộ Tư lệnhBộ đội Biên phòng được giao nhiệm vụ chủ trì với sự tham gia của Ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hộiViệt Nam, Ủy ban Nhân dân 11 tỉnh biên giới và Tập đoàn viễn thông quân đội(Viettel).
Theo chương trình, trong thờigian từ 6/2014 - 10/2016, Ban Chỉ đạo sẽ tổ chức mua 24.000 con bò cái sinh sản(tương đương 360 tỷ đồng) bằng nguồn vốn từ việc phát triển các dịch vụ viễnthông (do Tập đoàn Viễn thông Quân đội chủ trì) để trao tặng các gia đình thuộcdiện hộ nghèo theo chuẩn quốc gia ở 11 tỉnh biên giới phía Bắc và Tây Bắc. Cáctỉnh này gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, ĐiệnBiên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An và Yên Bái.
Các nhà hảo tâm trên cả nướcđược khuyến khích tham gia vào chương trình bằng cách tự nguyện đăng ký sử dụngdịch vụ trả sau của Viettel trong một thời gian nhất định để cùng Viettel vàcác cơ quan, ban, ngành hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào biên giới. Mỗi nhà hảo tâm tựnguyện đăng ký sử dụng một dịch vụ trả sau của Viettel thì Viettel sẽ tríchngay 1 triệu đồng mua bò giống giúp đồng bào nghèo.
Điểm đặc biệt của chươngtrình bò giống tặng người nghèo này là nhận được sự góp sức của rất nhiều tổ chứcvà nhà hảo tâm trên khắp đất nước, thậm chí cả ở nước ngoài. Chỉ cần họ đónggóp thông qua việc phổ cập dịch vụ viễn thông, một thành viên tích cực trongBan chỉ đạo là Tập đoàn Viễn thông Quân đội sẽ lập tức chi ngay tiền đối ứng đểcó thể mua bò giống giúp người nghèo.
Nhờ sự chung sức đó mà chươngtrình "Bò giống giúp người nghèo biên giới” có mục tiêu lớn hơn rất nhiều nhữngchương trình tương tự từng thực hiện trước đó. "Lục lạc vàng”- chương trình tặngbò cho người nghèo rất nổi tiếng phải mất hơn 3 năm để tặng gần 2.500 con bò giống.
Trong khi đó, "Bò giốnggiúp người nghèo biên giới” dự kiến chỉ cần chưa đến 3 năm để tặng 24.000 conbò cái sinh sản cho người nghèo. Chỉ sau gần 9 tháng đầu tiên thực hiện, số bòmà Viettel và các nhà hảo tâm đã đóng góp để tặng người nghèo đã lên tới con sốhơn 13.000 con, trong đó hơn 7.000 con đã được trao tận tay người nghèo biên giới.Một con số thực sự ấn tượng bởi nếu triển khai theo cách cũ phải mất hàng chục,thậm chí hàng trăm năm. Với tốc độ này, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đãđặt mục tiêu hoàn thành chương trình ngay trong năm 2015 này, rút ngắn thờigian thực hiện chỉ còn một năm rưỡi so với kế hoạch ban đầu.
Không chỉ tặng bò cho hộnghèo, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch nước, Viettel còn hỗ trợ xi măng đểbà con láng chuồng trại, cải tạo nơi ở; tặng chăn, bạt che chuồng giúp giữ ấmcho đàn bò trong mùa đông giá rét tại một số địa phương.
Trong các buổi lễ trực tiếptrao tặng bò giống cho người nghèo ở các tỉnh biên giới, Chủ tịch nước Trương TấnSang luôn đánh giá cao sáng kiến huy động kinh phí cho chương trình "Bò giốnggiúp người nghèo biên giới” từ phát triển dịch vụ viễn thông. Cách làm này vừahỗ trợ các hộ nghèo có vốn ban đầu phát triển kinh tế, vừa phổ cập công nghệthông tin ở các tỉnh biên giới.