Bộ NN&PTNT trả lời kiến nghị cử tri và nhân dân

- Kiện toàn lại tổ chức của lực lượng kiểm lâm theo hướng thống nhất đầumối quản lý và đưa Kiểm lâm gắn với rừng và gắn với địa bàn. 14/06/2014 22:42

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân về nội dung: "Đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng,các cấp chính quyền tăng cường quản lý các mặt hàng vật tư nông nghiệp và kiểmtra vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sản xuất và sức khỏe của nhân dân”; "Cử tri và nhân dân nhiều địa phương kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành hữuquan tiếp tục quan tâm đầu tư bảo vệ và phát triển rừng… Cử tri đề nghị Chínhphủ sớm phê duyệt và tổ

1.Về tăng cường công tác quản lý các mặt hàng vật tư nông nghiệp và kiểm tra vệ sinh an toànthực phẩm

1.1 Về phân bón,thuốc bảo vệ thực vật.

Theo kết quả giám sát trên diện rộng cho thấy tỷ lệmẫu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm chất lượng như đã công bố nói chung còn cao, tuy năm 2013 có cải thiện (9,2%) so với năm 2012(17%).

Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn đã chỉ đạo tập trung triển khai một số giải pháp sau:

a) Hoàn thiện chính sách, pháp luật

- Đối với vật tư phân bón

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp vớiBộ Công Thương trình Chính phủ ban hành Nghị định về Quản lý phân bón thay thếcác văn bản cũ để quản lý tốthơn, theo hướng quản lý từ gốc: Đưa phân bón trở thành mặt hàng sản xuất, kinhdoanh có điều kiện; hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quản lý chấtlượng phân bón dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtQuốc gia; đồng thời Bộ đã chỉđạo các cơ quan chức năng xây dựng trình Bộ ban hành các Thông tư hướng dẫntriển khai Nghị định về quản lý phân bón để nhanh chóng đưa Nghị định vào cuộcsống, quản lý phân bón chặt chẽ, hiệu quả hơn.

- Đốivới vật tư thuốc bảo vệ thực vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đãtrình Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; đã trình Chính phủban hành Nghị định số 114/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; đã ban hành Thông tư số03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 về quản lý thuốcBVTV và nhiều văn bản chỉ đạo và huy động hệ thống BVTV từ Trung ương đến địaphương vào cuộc quyết liệt để quản lý chặt chẽ thuốcBVTV.

b)Công tác thông tin, truyền thông

Đẩymạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho các tổ chức, cánhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảovệ thực vật; tổ chức tuyên truyền giáo dục cho người sử dụng phân bón, thuốcbảo vệ thực vật để nhận biết và hướng xử lý khi gặp phân bón, thuốc bảo vệ thựcvật giả, kém chất lượng; hướng dẫn lựa chọn sử dụng các loại phân bón, thuốcbảo vệ thực vật của các đơn vị có uy tín, có thương hiệu.

c)Công tác thanh tra, kiểm tra.

- Năm2013, Bộ đã phát động đợt thanh tra diện rộng, lấy mẫu kiểm tra chất lượng phânbón, thuốc bảo vệ thực vật và xử lý các hành vi vi phạm; tăng cường phối hợp liên Ngành tổ chức kiểm tra, thanh tra, phát hiện ngăn chăn kịp thời và nghiêm khắc xử lýviệc sản xuất, buôn bán các loại phân bón giả, kém chất lượng: Tháng 11/2013,Bộ đã mời UBND các tỉnh biên giới, các Bộ, Ngành có liên quan để họp bàn và tìmgiải pháp phối hợp quản lý, kiểm soát thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam.

- Năm2014, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về các loại vật tư nông nghiệp vàsản phẩm nông lâm thủy sản, Bộ đã ban hành Chỉ thị 167/CT-BNN-TTr ngày20/01/2014 về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tưnông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và tổ chức đợt thanh tradiện rộng về vật tư nông nghiệp (Quyết định số 888/QĐ-BNN-TTr ngày 29/4/2014của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

1.2 Về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

Đểđánh giá thực trạng an toàn thực phẩm, hàng năm các cơ quan thuộc Bộ đều triển khai giám sát, đánh giá mức antoàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Kết quả lấy mẫugiám sát trên diện rộng các sản phẩm tiêu thụ nhiều, nguy cơ cao trong các nămgần đây cho thấy tỷ lệ mẫu rau quả tươi có tồn dư thuốcBVTV vượt ngưỡng cho phép là 5,6% đến 6,8%; thịt gia súc, gia cầm có tồn dư hoáchất, kháng sinh, chất tạo nạc vượt ngưỡng cho phép là 2% đến 4,9%; thuỷ sản có tồn dư hoá chất, kháng sinh vượt ngưỡngcho phép là 0,7% đến 2,6%; tỷ lệ mẫu nhiễm như trên ở mức tương đương với cácnước đang phát triển trong khu vực nhưng còn cao hơn so với EU, Nhật, Úc... vàcó xu hướng giảm nhưng chưa ổn định; riêng tỷ lệ mẫu thịt gia súc, gia cầmnhiễm vi sinh vật còn cao (10% đến 38,7%) do còn nhiều bất cập ở khâu giết mổ,bày bán mất vệ sinh.

Đểcông tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nói chung, công tác quản lý hóachất, chất tăng trưởng độc hại nói riêng trongsản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý,trong những năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơquan chức năng trực thuộc Bộ triển khai các biện pháp sau:

a) Tậptrung nguồn lực hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực quản lýnhà nước về ATTP nông lâm thủy sản, cụ thể: Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệvà Kiểm dịch thực vật; Bộ đã trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định, 01 Quyếtđịnh; ban hành Đề án xây dựng và phát triển mô hình chuỗicung cấp thực phẩm an toàn, 26Thôngtư về công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản, 32 Quy chuẩn kỹthuật, 49 Tiêu chuẩn Việt Nam và Đề án Phát triển sản xuất, tiêu thụ rau antoàn.

Hoànthiện dự thảo, lấy ý kiến góp ý Đềán khung về quy hoạch vùng rau an toàn cho các đô thị lớn, Đề án tổ chức dịchvụ bảo vệ thực vật và Đề án đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc,gia cầm.

b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyềnthông, tổ chức chính trị xã hội phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sáchpháp luật về ATTP: Phối hợp với ĐàiTruyền hình Việt Nam triển khai chương trình truyền thông về chuỗi sản xuấtnông sản, thủy sản an toàn.

c) Tăng cường công tác giámsát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

- Triển khai thực chất có hiệuquả Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quyđịnh việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN và sản phẩm nônglâm thủy sản, trong đó:

+ Cơ bản đã ràsoát, thống kê được đầy đủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm viquản lý của Bộ và kiểm tra, đánh giá, xếp loại A, B, C (loại A đáp ứng quyđịnh, loại B còn sai lỗi nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, loại C sai lỗi nghiêmtrọng cần khắc phục).

+ Hướng dẫn khắcphục các sai lỗi và xử lý các cơ sở không đạt (loại C).

+ Công khai kết quảkiểm tra, xếp loại A, B, C.

- Duytrì lấy mẫu giám sát trên diện rộng kết hợp với thông tin vi phạm ATTP từ cácnguồn khác nhau làm cơ sở đánh giá nguy cơ, xác định sản phẩm nguy cơ cao, côngđoạn nguy cơ cao, địa bàn nguy cơ cao để tổ chức thanh tra, điều tra nguyên nhân, xử lý nghiêm vi phạm (kể cả thuhồi sản phẩm không an toàn);kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu lầm, hoang mang, đồng thời giúp người tiêu dùng trongphân biệt, lựa chọn sản phẩm an toàn.

- Cáctrường hợp mất ATTP do cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra phát hiện hoặc dophương tiện thông tin đại chúng phản ánh, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chức năngngay lập tức thanh tra/điều tra, xác định nguyên nhân, mức độ, hậu quả và xử lýnghiêm vi phạm theo qui định, đồng thời kịp thời cung cấp thông tin chính xácđến người tiêu dùng, như lấy mẫu, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các loạihạt (hướng dương, hạt dưa hấu, bầu, bí), rau (ngót, mướp đắng), gừng, khoai tâyTrung Quốc; cá tầm, cá quả, cá trê trên địa bàn thành phố Hà Nội; gạo tại thànhphố Hồ Chí Minh; tình hìnhnhiễm chất Trifluralin trong cá điêu hồng; cảnh báo của thị trường Nhật Bản đối với việcnhiễm dư lượng Ethoxyquin trong thủy sản Việt Nam; điều tra, xác minh phản ánhtrên báo chí về "đường dây sản xuất trà bẩn” tại Lâm Đồng, sử dụng hoá chất làmchín chuối tại Hà Nội, giăm bông bẩn, sườn bỏ cay..).

2. Về công tác bảo vệvà phát triển rừng

2.1 Về côngtác đầu tư bảo vệ và phát triển rừng

Thựchiện Nghị quyết số 18/2011/NQ-QH13 ngày 18/11/2011 của Quốc hội khóa XIII vềviệc kết thúc thực hiện Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Nghị quyết số73/2006/QH11 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và pháttriển rừng giai đoạn 2011- 2020 theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia với mục tiêu quốc gia.

Hàngnăm, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ củaKế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liênquan xây dựng kế hoạch và bố trí vốn thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triểnrừng cho các địa phương.

Nhằm giúp các địa phương chủ động triển khai Kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2014 và giai đoạn 2014-2015, ngay từ tháng8 năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản triển khai kếhoạch năm 2014 và giai đoạn 2014-2015 gửi các địa phương.

2.2 Về tăngcường năng lực cho lực lượng Kiểm lâm

Để ngăn chặn tình trạng chống người thihành công vụ, kiên quyết lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý bảo vệrừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ Đề án"Kiện toàn tổ chức, nâng caonăng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020” với mục tiêu:

- Đổi mới về tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của hệthống kiểm lâm, đảm bảo thống nhất một đầu mối quản lý chuyên ngành về lâm nghiệpở địa phương; sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức kiểm lâm thống nhất từ Trungương đến địa phương theo tinh thần cải cách hành chính;

- Khắc phục được những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế vàyếu kém để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm, quản lý toàn diệnvề lâm nghiệp trên địa bàn và năng lực tham mưu tổ chức phòng ngừa, đấu tranh vớicác hành vi vi phạm pháp luật;

- Tạo cơ chế chính sách và đầu tư cho Kiểm lâm đủ về số lượng,bảo đảm về chất lượng; nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo khảnăng ứng phó và kiểm soát kịp thời khi cháy rừng xảy ra; tăng cường đầu tư cácphương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, đấutranh ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm hiện đại, an toàn và hiệuquả;

- Kiện toàn lại tổ chức của lực lượng kiểm lâm theo hướng thống nhất đầumối quản lý và đưa Kiểm lâm gắn với rừng và gắn với địa bàn.