Lãi suất tăng không phải là xu hướng phổ biến
Sáng ngày 23-6 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015. Trước việc tăng mạnh lãi suất huy động trong thời gần đây, gây sức ép lên lãi suất cho vay, nữ Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, đây không phải là xu hướng phổ biến.
Theo khẳng định của bà Hồng, các ngân hàng này giảm sâu lãi suất huy động và hiện nay tăng lên ngang với mặt bằng chung. Còn lãi suất huy động kỳ hạn trên 6 tháng cơ bản vẫn ổn định.
NHNN giữ ổn định các mức lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động bằng VNĐ và lãi suất huy động, USD, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên. Điều chỉnh giảm hợp lý lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng khoảng 0,5 – 0,6%/năm xuống mức khoảng 6,5% - 6,6%/năm để hỗ trợ tốt hơn một số ngành lĩnh vực đặc thù và các đối tượng chính sách.
Theo dữ liệu mới nhất mà NHNN công bố, mặt bằng lãi suất trong 6 thasngd dầu năm tiếp tục giảm 0,2%-0,5% so với cuối năm 2014. Trong đó lãi suất huy động giảm 0,2 – 0,5%, chủ yếu ở các kỳ hạn dài hơn 6 tháng, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay giảm khoảng 0,2 – 0,3%/năm, hiện phổ biến ở khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, 9 – 11%/năm đối với trung và dài hạn.
Liên quan đến con số tăng trưởng tín dụng, tính tới ngày 15-6, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,78% so với cuối năm 2014. Và tăng 18,98% so với cùng kỳ. Trong đó, nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực ưu tiên được ngành ngân hàng tích cực đầu tư, dự nợ đến 30-6 tăng 7,71% so với 31-12-2014.
Để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, NHNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay tái cấp vốn. NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13 – 15% trong năm nay, tuy nhiên, có thể sẽ điều chỉnh tăng trưởng tín dụng lên 17% nếu cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong quãng thời gian bắt đầu từ đầu tháng 5 trở lại đây, một số ngân hàng có dấu hiệu tăng lãi suất huy động. Theo thông báo của Agribank, biểu lãi suất huy động của ngân hàng này đã có một số thay đổi tăng 0,3 -0,5%/năm, làn sóng tăng ngược lãi suất cũng xảy ra ở ACB.
Phó Thống đốc khẳng định, lãi suất từ nay đến cuối năm vẫn sẽ ổn định như hiện nay. Phụ thuộc cung cầu thị trường, NHNN sẽ có động thái bơm hút kịp thời, tái cấp vốn để hỗ trợ nguồn vốn cho các TCTD nhưng đặt trong mục tiêu tổng thể của chính sách tiền tệ mà NHNN đề ra từ đầu năm. “Mấy ngày hnay NHNN đang theo dõi sát, phối hợp chặt chẽ với bộ tài chính để Bộ TC thực hiện các phiên phát hành tín phiếu kho bạc và trái phiếu” – bà Hồng nói.
Đến 15/6/2015, Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đã duyệt mua 28.194 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng, lũy kế từ khi hoạt động đến nay VAMC đã mua được143.800 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng; góp phần hỗ trợ các TCTD giảm dư nợ xấu; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, tiếp cận được vốn vay của TCTD. |
Trước thông tin vốn đang chảy mạnh vào lĩnh vực bất động sản. Số liệu cho biết đến cuối tháng 5 tín dụng bất động sản tăng 10,89% chiếm tỷ trọng 8,3% cao hơn 1 chút so với tỷ trọng 7,96% của 5 tháng đầu năm 2014. Bà Hồng cũng chia sẻ, tín dụng chủ yếu đổ vào việc xây dựng hoàn thiện các khu nhà ở bán và cho thuê không phải đầu tư vào kinh doanh bất động sản. Đáp ứng nhu cầu của người dân về nhà ở.
Việc tín dụng bất động sản tăng do vậy không phải là diễn biến đột biến, tuy nhiên phía NHNN khẳng định sẽ không chủ quan. NHNN định hướng rõ điều hành tín dụng theo phương châm mở rộng đi đôi với an toàn hiệu quả, cập nhật theo dõi thường xuyên đối với các tổ chức tín dụng. Đặc biệt quan tâm và chỉ đạo rõ các TCTD hướng vào sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Từ nay tới cuối năm cũng chỉ đạo các tổ chức tiếp tục và kiểm soát chặt chẽ rủi ro.
Về định hướng điều hành tỷ giá trong 6 tháng cuối năm, NHNN khẳng định dựa trên số liệu dự báo kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán quốc tế và cả yếu tố kỳ vọng. Thông điệp được NHNN nhắc đến là “điều hành tỷ tỷ giá theo hướng ổn định”, phối hợp với các công cụ khác để điều tiết lượng vốn khả dụng, điều hành lãi suất. Phương châm nhất quán là nâng cao vị thế của VND, tạo sức hấp dẫn, kiên định kiểm soát lạm phát, đồng VND đã có giá trị lên. Cân nhắc các công cụ chính sách tiền tệ theo hướng nâng cao lợi tức nắm giữ VND, nhiều doanh nghiệp người dân bán ngoại tệ cho TCTD tăng dự trữ ngoại hối.