Hà Nội sẵn sàng phòng chống MERS-CoV
Chiều 23-6, tại cuộc họp giao ban báo chí của Thành uỷ TP Hà Nội, TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế khẳng định: Mặc dù tại Việt Nam cho đến thời điểm này chưa ghi nhận trường hợp nhiễm dịch bệnh MERS-CoV nhưng Hà Nội vẫn xác định nguy cơ lây nhiễm vào địa bàn còn rất cao.
Ảnh minh họa
Ngành y tế TP Hà Nội vẫn chuẩn bị đối phó đến cả tình huống thứ hai, tức tình huống mắc ca nhiễm đầu tiên trong 3 tình huống được Sở Y tế TP Hà Nội đề ra theo kế hoạch. Hà Nội đã tiến hành tất cả những việc làm cần thiết cho công tác phòng chống dịch như in ấn tờ rơi, poster tuyên truyền phát tại các cửa khẩu đồng thời kiếm soát chặt chẽ các nguồn dịch bệnh có thể xâm nhập qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt... Tập huấn cho các cơ sở y tế trên địa bàn cũng như thành lập các đội cơ động, phản ứng nhanh tại đây để có thể kịp thời ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh. Vừa qua, Sở Y tế đã tổ chức diễn tập phòng chống dịch bệnh MERS-CoV tại BV Bắc Thăng Long. Tại đây, và một số nơi khác đã dành một phần diện tích điều trị làm khu cách ly, phòng khi có dịch. Việc phát hiện trường hợp nhiễm MERS-CoV là vô cùng quan trọng - ông Hạnh nhấn định. Bài học này được đúc rút xương máu từ thực tế lơ là kiếm soát dịch bệnh ở Hàn Quốc vừa qua khiến người nhiễm MERS-CoV đầu tiên di chuyển tự do qua 4 cơ sở y tế mới được phát hiện, và cách ly gây hậu quả lây lan mầm bệnh rất mạnh ra cộng động. Phó giám đốc Hạnh khuyến cáo người dân cần phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm soát ngăn chặn những hoang tin, tránh gây dự luận hoang mang trong cộng đồng.
Tại cuộc họp báo, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Vấn đề nổi cộm nhất là ý thức người dân về phòng chống dịch này hiện như thế nào? Tiếp đến vấn đề kê hoạch bổ sung kinh phí phòng chống dịch dự kiến lên đến 25 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư tiêu hao và chế độ phụ cấp công tác phòng chống dịch MERS-CoV có tính đến việc đầu tư trong dịch sởi năm 2014 vừa qua còn tồn dư ra sao? Phó giám đốc Hạnh cho hay, ngay từ đầu mùa dịch, Sở Y tế đã có những bước truyền thông để người dân hiểu về dịch bệnh và không hoang mang, đồng thời sở cũng in 2 số điện thoại nóng tại các tờ rơi này để người dân chủ động thông tin về dịch bệnh đến các cơ quan chức năng. Về kinh phí dự trù, ông Hạnh cho biết: Tất cả những gì dự trù trong giai đoạn trước đã được đưa vào sử dụng hết trong giai đoạn đó. “Không làm không được, làm có khi không sử dụng. Có thể có sự lãng phí một chút nhưng để phòng bệnh chúng ta cũng không nên tiếc” - ông nhấn mạnh. Một vấn đề rất hệ trọng nữa cũng được các nhà báo đặt ra là làm thế nào có thể giám sát được những người đi từ vùng dịch về Việt Nam. Việc này phải dùng cả 3 “chân”: cơ sở y tế, cộng đồng và từ chính người nhập cảnh này.
Hoàn thiện hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm MERS-CoV Kiểm soát lây nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn là biện pháp hữu hiệu nhất giúp ngăn ngừa, phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch MERS-CoV - phát biểu nhấn mạnh của PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh tại cuộc Hội thảo cuối cùng để hoàn thiện Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh này, diễn ra chiều qua, ngày 23-6. Tại Hội thảo, các thành viên đã thảo luận và rà soát những nội dung như đại cương về bệnh dịch MERS-CoV, nguyên tắc và biện pháp kiểm soát lây nhiễm, hướng dẫn Xây dựng khu vực cách ly, sàng lọc tiếp nhận và cách ly, sử dụng phương tiện phòng ngừa cá nhân, hướng dẫn vệ sinh tay, khử khuẩn,tiệt khuẩn dụng cụ, hướng dẫn xử lý đồ vải, xử lý dụng cụ ăn uống, hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm MERS-CoV cho người nhà và khách thăm, quản lý nhân viên y tế phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể của người nghi ngờ hoặc nhiễm MERS-CoV… Dự kiến trong vài ngày tới, bộ tài liệu về hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm MERS-CoV sẽ được hoàn thành. Lê Hảo Cách ly 2 du khách Nga do nghi nghiễm MERS-CoV ở Đà Lạt Chiều 23-6, ông Đồng Sĩ Quang, Trưởng phòng Nghiệp vụ y dược - Sở Y tế Lâm Đồng, cho biết, BV Đa khoa Lâm Đồng đang cách ly theo dõi du khách người Nga do nghi nhiễm MERS-CoV. K.Dũng |