Thời cơ mới cho “trụ đỡ” kinh tế
Niềm vui là thời gian gần đây, hàng loạt doanh nghiệp lớn như, Vingroup, TH true Milk, Hòa Phát… đã đồng loạt dồn sức vào nông nghiệp. Song hành cùng đó là quốc gia lớn như Nhật Bản, với sự góp mặt hàng loạt tập đoàn quốc tế như Nestlé, Metro… mở rộng đầu tư ở Việt Nam lĩnh vực “trụ đỡ của nền kinh tế”. Vì vậy thông tin thành lập Câu lạc bộ (CLB) Các nhà đầu tư vào nông nghiệp càng tăng thêm động lực để ngành này bứt phá.
Mùa thu hoạch
Ảnh: Lê Khánh
Câu lạc bộ các nhà đầu tư nông nghiệp
Đòi hỏi tất yếu của của ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, khi các hiệp định thương mại liên tiếp được đàm phán và ký kết là gắn với thị trường, nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất bền vững, sản xuất theo chuỗi… Sự tham gia của doanh nghiệp cũng như hỗ trợ của cơ quan quản lý là vấn đề được đặt ra.
Ngành nông nghiệp đang có những điểm hạn chế khi 6 tháng đầu năm tốc độ tăng GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 đạt 2,36%, mức này thấp hơn so với 2014 (2,9%), việc tiêu thụ một số mặt hàng nông sản vẫn rất khó khăn. Nông nghiệp chiếm 20% GDP cả nước, song lại chỉ có 1% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy vậy, ngành này cũng có những điểm sáng nhất định. Đó là tỷ lệ ứng dụng khoa học công nghệ cao hơn. Bản thân người đứng đầu ngành, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cũng cam kết thực hiện đồng bộ các biện pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, làm đầu tàu thúc đẩy các chuỗi giá trị đối với các loại nông sản chủ lực. Bộ sẽ rà soát, đơn giản hoá và cắt bỏ các thủ tục hành chính, công khai hoá việc áp dụng công nghệ thông tin. Và điều đáng mừng hơn nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng khẳng định đầu tư vào nông nghiệp không phải là mốt. Cùng với sự tiên phong của hàng loạt tên tuổi Hòa Phát, Vingroup… nhiều kỳ vọng được đặt ta thời gian tới sẽ có một thế hệ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, giống như những “Mai An Tiêm” thế hệ mới, giúp ngành nông nghiệp Việt Nam lột xác. Cùng với sự tiên phong của hàng loạt tên tuổi Hòa Phát, Vingroup, FPT, Minh Phú… nhiều kỳ vọng được đặt ta thời gian tới sẽ có một thế hệ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, giống như những “Mai An Tiêm” thế hệ mới, giúp ngành nông nghiệp Việt Nam lột xác.
Vì vậy thông tin thành lập CLB các nhà đầu tư vào nông nghiệp càng làm nóng hơn quyết tâm tái cơ cấu ngành nông nghiệp vốn đã và đang được thực hiện. CLB này được “nâng cấp” từ Nhóm công tác thu hút đầu tư nông nghiệp nông thôn, hoạt động của nhóm được kết nối chặt chẽ với 8 tỉnh được Bộ NN&PTNT lựa chọn thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gồm: Lào Cai, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Quảng Ninh.
Sự nâng cấp từ nhóm lên CLB, với sự chỉ huy trực tiếp một số lãnh đạo cục, vụ của Bộ NN&PTNT và gần 30 doanh nghiệp đã và đang có ý định đầu tư vào nông nghiệp được ví như “bộ độ chủ lực” đưa ngành vào vận mệnh và tương lai mới.
Tập trung 3 giải pháp gỡ khó
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, Tập đoàn có ý định đầu tư 1 tỷ USD để thực hiện dự án hiện đại hóa sản xuất giống tôm, cá rô phi thuần chủng. Để làm được điều này, Minh Phú cần một diện tích đất rất lớn và phải liên kết với nông dân để hình thành chuỗi sản xuất.
Đại diện một tập đoàn tư nhân đang đầu tư vùng nguyên liệu gạo, mè ở Cần Thơ cũng chia sẻ thông tin: Tập đoàn mời một nhóm nhà khoa học để khảo sát và chọn giống cây trồng thích hợp. Người nông dân sẽ được trực tiếp hướng dẫn quy chuẩn trồng loại gì, chăm sóc ra sao… Mục têu của tập đoàn xây dựng vùng nguyên liệu sạch để cung ứng nguyên liệu cho một dây chuyền sản xuất kẹo mè, kẹo gạo xuất khẩu sang châu Âu.
Rõ ràng, đang có nhiều nhà đầu tư nội, và cả nhà đầu tư ngoại nhăm nhe vào ngành nông nghiệp Việt Nam. TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp không chỉ đem lại cơ hội cho ngành, mà còn là cơ hội của cả nền kinh tế. Nhưng cũng có một điểm đáng lưu ý, muốn hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, cần phải có 2 động lực: lợi nhuận cao hơn, rủi ro thấp hơn. Và để làm được điều này không thể dựa trên các chính sách hỗ trợ “lặt vặt”.
Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, trong 6 tháng cuối năm Bộ sẽ thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nông nghiệp mạnh hơn, cố gắng đạt tốc độ tăng trưởng cao. Bộ sẽ rà soát lại các chuỗi giá trị đối với những sản phẩm có thị trường, có thể mở rộng sản xuất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Bộ thành lập tổ công tác đặc biệt để rà soát các loại phí, lệ phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động. Ngoài ra tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để duy trì mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân, tạo điều kiện cho nông sản nước ta có thể xâm nhập vào các thị trường.