TSKH Nguyễn Thế Khôi, Trưởng đoàn Olympic Vật lý: Mừng vì đoàn đạt được kết quả cao

Thủy Anh (ghi) 17/07/2015 07:00

Chúng tôi rất xúc động khi một lần nữa được Bộ GD&ĐT long trọng tổ chức lễ đón nhận kết quả của đoàn Olympic Vật lý trở về. Đoàn chúng ta năm nay dự thi Olympic quốc tế lần thứ 46 tại Đubai Ấn Độ. Cả 5/5 thí sinh đều đạt huy chương. Đây là kết quả rất tốt của đoàn trong những năm vừa qua. Trong năm nay có 3 học sinh lớp 12, có 2 học sinh lớp 11. Trong đó có Đinh Hương Thảo học sinh lớp 11 đã giành được huy chương vàng. Em cũng là học sinh nữ được nhận giải thí sinh nữ có thành tích cao nhất tron

Đoàn học sinh dự thi Olympic Vật lý quốc tế chụp ảnh lưu niệm.

Như tôi rất nhiều lần nhấn mạnh, kỳ thi Olympic Vật lý từ châu Á đến quốc tế là kỳ thi cho những cá nhân. Trong cuộc thi ấy có những đoàn chỉ có 1 học sinh, có đoàn có 5 học sinh. Bởi thế tiêu chí của cuộc thi là xét thành tích của từng cá nhân, và thành tích đó được xếp loại và trao giải thưởng cho cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta thường muốn so sánh xem thành tích của nước ta với các nước như thế nào. Thật sự cũng không có tiêu chí tổng quát chung nào để phân loại các đoàn. Chúng ta hay chọn đếm số huy chương để so sánh, và sự so sánh này hết sức tương đối thôi…

So về số huy chương vàng chúng ta thua một số nước, trong đó có Trung Quốc thường xuyên đạt 5 huy chương vàng, và 1 số nước khác như Nga, Mỹ, Hàn Quốc đạt 4 huy chương vàng. Việt Nam là 1 trong số các nước đạt 3 huy chương vàng tiếp sau, đứng xếp hạng thứ 6. Có thể nói, thành tích năm nay của chúng ta tương đương với năm ngoái. Nhưng cũng phải khẳng định, hai năm vừa qua kết quả của đoàn Vật lý so với những năm trước là cao hơn.

Bộ GD&ĐT đã chăm lo cho đoàn, tạo diều kiện cho đoàn đạt kết quả tốt. Đặc biệt, những thay đổi trong vài năm gần đây đã là những yếu tố tạo điều kiện cho thành tích của đội phát triển như vậy. Ví dụ như thời điểm chúng ta chọn đội tuyển Olympic, tôi thấy thay đổi đó, theo chúng tôi (những người tham gia dẫn đoàn, huấn luyện cho đoàn) thì thấy đó là cách giải quyết rất tốt. Nó giúp cho việc huấn luyện có hệ thống. Việc lựa chọn các em thi Olympic quốc tế sẽ qua hai kỳ thi, trong đó có kỳ thi châu Á, kỳ thi có mức độc chọn lọc rất cao. Đó là một cách lựa chọn đảm bảo cho chất lượng.

Việc huấn luyện cũng được tiến hành có hệ thống, bởi vì khi mà 8 em vào đội tuyển châu Á thì huấn luyện một mạch, cho đến khi đi thi quốc tế. Chương trình huấn luyện được thực hiện một cách rất đầy đủ bài bản. Những năm trước có một vài điểm khác, đó là lựa chọn đội tuyển châu Á dựa vào kỳ thi quốc gia. Có một kỳ thi thứ 2 để lựa chọn đội tuyển thi quốc tế. Như thế cũng có nhiều trường hợp các em được vào đội tuyển thi châu Á nhưng không được vào đội tuyển quốc tế, và những em được vào đội tuyển quốc tế thì không nằm trong đội tuyển châu Á. Việc huấn luyện trong hai đợt khiến hiệu quả chưa cao. Như hai năm qua chúng tôi thấy rất tốt.

Ngoài yếu tố trên thì việc nỗ lực của từng cá nhân, công sức bồi dưỡng của thầy cô ở các trường chuyên, các giảng viên ở ĐH Sư phạm Hà Nội cũng góp phần lớn cho kết quả thắng lợi của đoàn. Đặc biệt, các thành viên của đoàn đưa các em đi dự thi cũng luôn đồng hành, ủng hộ và cống hiến hết mình trong việc “phản biện” nước chủ nhà để giành giật điểm số.

Một trong những nhiệm vụ của các thành viên trong đoàn tham dự kỳ thi là nghiên cứu để “chiến đấu” với nước chủ nhà, làm sao cho bài làm của các em không bị mất điểm. Nước chủ nhà có cái lý của họ, còn đoàn thì phải ra sức phản biện một cách mạnh mẽ để họ thay đổi quan điểm. Khi phản biện thành công thì ai cũng trong tâm trạng vui sướng…

Thủy Anh (ghi)