Chiến dịch tiêm chủng Sởi-Rubella: Thành công lớn, bài học hay
Chiến dịch tiêm phòng vaccine Sởi - Rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi trong tiêm chủng mở rộng từ tháng (9-2014 đến tháng 5-2015) - chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay, đang đến hồi kết và sẽ được tổng kết trong vài ngày tới. Gần 20 triệu trẻ, gần ¼ dân số, 98,2% số trẻ trong độ tuổi nói trên đã được tiêm loại vaccine này. Trên quy mô phường, xã có 11.150/11.173 xã, đạt tỷ lệ trên 95%.
Quang cảnh cuộc họp báo. Ảnh TNK.
Theo Cục Y tế dự phòng, hiện còn đến 23 xã vùng sâu, vùng xa của các tỉnh miền núi khó khăn chưa đạt 95%. Số này sẽ được phấn đất đạt 100% trong tháng 8 năm nay. Một thực tế đáng ghi nhận là trong 7 tháng qua, rất ít xảy ra mắc Sởi và không xuất hiện bất key một ổ dịch sởi nào trên phạm vi toàn quốc. Kết quả trên, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, sẽ làm tiền đề đi đến thành công loại trừ được bệnh Sởi, khống chế bệnh Rubella năm 2017.
Trả lời báo chí về chiến dịch này, tại đây, các chuyên gia, các nhà quản lý Bộ Y tế và các đơn vị liên quan cho hay: Về lâu dài, Cục Y tế dự phòng đang xây dựng phần mềm có thể quản lý vấn đề tiêm chủng cho trẻ từ khi mới lọt lòng để từ đó, có thể bao quát, kiểm soát chặt chẽ hơn công tác tiêm chủng. |
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay, 4-8, của Bộ Y tế, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: Sở dĩ tại sao với hai loại bệnh này, việc tiêm chủng đã diễn ra thường xuyên hàng năm mà vẫn phải tổ chức một chiến dịch với quy mô lớn như vậy là vì Sởi và Rubella là hai căn bệnh có tỷ lệ mắc cao và rộng nhất trong xã hội. Trong các đợt tiêm chủng, vẫn có những phần trăm dân số chưa được quan tâm. Việc triển khai này tạo ra mục đích kép và rất cần thiết để loại trừ căn bệnh này trong tương lai. Cục Y tế dự phòng đang chỉ đạo ráo riết các địa phương nắm thật chắc số xã còn chưa đạt 95% để tiếp tục tiêm vét trong thời gian tới. Trong chiến dịch này, theo ông Phu, lo nhất là công tác đảm bảo an toàn và theo ông, đến giờ phút này, chúng ta có thể khẳng đinh: Chiến dịch đã rất an toàn. Các phản ứng sau tiêm đều được xử lý kịp thời, không gây bất cứ trường hợp tử vong nào. Đối với một số trường hợp như các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Lao Cai có một số phản ứng tâm lý chóng mặt, nhức đầu của trẻ cũng đã giải quyết tốt.
Bài học lớn được rút ra trong thành công này là do có sự quyết tâm, đồng thuận, phối hợp rất tốt của các cấp, các ngành trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tại cuộc họp báo, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh vai trò đặc biệt của báo chí trong chiến dịch này đã góp phần lớn trong công tác truyền thông, nhờ đó, nâng cao một bước nhận thức người dân. Nguyên nhân dẫn đến thành công của chiến dịch còn phải kể đến công tác kiểm tra rất ráo diết của Bộ Y tế đến từng người dân ở tận vùng sâu, vùng xa.
Theo GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, năm 2015, 2 loại vaccine mới được đưa vào tiêm phòng thường xuyên là vaccine bại liệt dạng tiêm IPV và vaccine Rota phòng tiêu chảy cấp trẻ em. |