Trái đất thứ hai

MỸ HIỀN (Nguồn tham khảo: Science Lavie Nature) 08/08/2015 15:05

Trong vũ trụ bao la, có hành tinh nào tồn tại sự sống giống trái đất? Câu hỏi đó vẫn không có lời giải thỏa đáng cho dù trình độ khoa học của loài người là hết sức cao cường, nhưng cũng không thể vì thế mà đã khám phá được vũ trụ. Ngay cả trái đất chúng ta đang sống, nhận thức vẫn còn ở mức giới hạn. Tới nay, khái niệm “trái đất thứ hai” đã và đang được biết đến rộng rãi.

1. Ngày 24-7, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố tìm thấy một hành tinh có thể là “trái đất thứ hai”, được đặt tên là Kepler-186f. Hành tinh này to hơn trái đất 60%, cách chúng ta khoảng 1.400 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Cygnus. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa xác định được ở đó có đại dương, núi non, đồng bằng…, như trái đất hay không.
Hành tinh này xoay quanh sao mẹ- mặt trời trong vùng “có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng, thích hợp cho sự sống phát triển”. Nhưng Thomas Barclay- nhà khoa học Viện Nghiên cứu môi trường Bay Area, Mỹ cho rằng, điều đó không có nghĩa là đã có sự sống. Họ đặt tên cho hành tinh này là Kepler-186f, với ý nghĩa là “họ hàng của trái đất”.
Trước đó, tháng 6-2013, các nhà khoa học tuyên bố có 3 hành tinh quay quanh ngôi sao Gliese 667c có thể ở được. Tuy nhiên, công cuộc thám hiểm những hành tinh này đến nay vẫn là vô vọng, nên người ta không thể biết nơi đó có chỗ cho con người “dung thân” hay không. Đặc biệt là cấu tạo bầu khí quyển thì không có kết quả nghiên cứu, mà đó lại là điều kiện tiên quyết cho sự sống tồn tại.
Từ những kết quả nghiên cứu (kể cả giả thuyết), một câu hỏi khác được đặt ra: Khi nào thì chúng ta mới đến thăm được trái đất thứ hai?
Một hành tinh được cho là “dễ tiếp cận nhất” cũng cách trái đất khoảng 500 năm ánh sáng. Đó là một hành tinh thuộc “một hệ mặt trời” giống trái đất, nằm trong chòm sao Cygnus của dải thiên hà Milky Wat. Giới khoa học phấn khởi cho rằng đây là một phát hiện mang tính đột phá trong sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ. Người ta đã nghĩ tới những chuyến bay vũ trụ đến hành tinh này, nhưng sự thực không hề đơn giản. Vì rằng, tàu vũ trụ nhanh nhất hiện nay của loài người là New Horizons được “giao nhiệm vụ” thăm dò sao Diêm Vương thì vận tốc của nó cũng chỉ đạt mức 15,73 km/s, tức là 1 năm cũng chỉ bay được 496.061.280 km; có nghĩa là cần tới gần 10 triệu năm mới tới được 1 hành tinh gần nhất.

Những con tàu vũ trụ tối tân với ước muốn khám phá vũ trụ

Tuy nhiên, giới khoa học cũng đã đưa ra một số giả tưởng về “trái đất thứ hai”. Nó khác với sao Kim: 1 năm của sao này là 88 ngày trái đất, còn một năm trên sao Hải Vương - hành tinh xa hơn trong hệ mặt trời, là 185 năm trái đất. Với “trái đất thứ hai”, rất có thể có núi lửa đang hoạt động và có nước trên bề mặt.
Đây cũng là hành tinh có lực hấp dẫn mạnh, có thể gấp đôi địa cầu. Theo nhà nghiên cứu Jenkins, con người có thể “thích nghi” với trọng lực đó, thậm chí cơ thể sẽ “rắn chắc và cơ bắp hơn qua nhiều thế hệ”. Điều đó ứng với ý kiến cho rằng con người sẵn sàng thích nghi với trọng lượng nặng. Cơ thể người có khả năng tự sửa chữa tuyệt vời. Vì vậy, theo thời gian, con người có thể thích nghi.
Tại “trái đất thứ hai”, nhiệt độ ấm hơn nơi chúng ta sinh sống, điều đó không thủ tiêu hệ thực vật. Mà như vậy, khi cây cối quang hợp sẽ sinh ra không khí cho con người hít thở. Nếu thảm thực vật đủ lớn sẽ sản xuất đủ không khí cho con người và động vật sống. “Ánh sáng mặt từ sao chủ hệ Kepler gần giống với mặt trời của chúng ta. Do đó, cây cối có thể quang hợp”- theo Jenkins. Nhà nghiên cứu này còn phấn khởi tin rằng, nếu hành tinh này là một hành tinh đá và có khí quyển, cây cối có thể phát triển thì thậm chí con người có thể đi nghỉ ở đó, “phơi cho làn da rám nắng”. Ý kiến của Jenkins được Tiến sĩ Daniel Brown- chuyên gia thiên văn học, Đại học Trent, Nottingham đồng tình.
Tuy nhiên, con người phải cần tới 2,58 triệu năm để tới đó, nếu bay với vận tốc nhanh nhất hiện có. Vì thế, cho dù có trái đất thứ hai đi chăng nữa thì cũng không ai trong chúng ta có thể đặt chân tới.

Mô phỏng núi lửa đang hoạt động trên bề mặt Kepler-452b. (Đồ họa: Independent)

2.Trái đất chúng ta đang sống ngày một thêm những cảnh báo nguy hiểm, đặc biệt đến từ những hiểm họa môi trường. Vì thế, việc người ta phát hiện việc mặt trời có thể gây dị tật bẩm sinh trên trái đất, khiến nhiều người hoang mang. Giới khoa học ví rằng, các tia vũ trụ đang trút xuống trái đất hàng ngày giống như những trận mưa rào không bao giờ ngớt. Chúng bắt nguồn từ những cơn bùng nổ của mặt trời. Một loạt nghiên cứu cho rằng với liều lượng cao, những tia vũ trụ này có thể phá hủy vĩnh viễn ADN của con người, gây ra dị tật bẩm sinh.
Nghiên cứu này khiến người ta nhớ lại cách đây hơn 20 năm có nhan đề “Sự tương đồng giữa các dao động về tuổi thọ của con người với các chu kỳ vệt đen ở Mặt trời”, của hai tác giả David Juckett và Barnett Rosenberg. Họ đã khám phá ra tương quan giữa mức độ hoạt động của mặt trời lúc sinh với tuổi thọ của con người, trong đó sự suy giảm hoạt động của mặt trời dẫn đến tuổi thọ của con người cao hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho rằng, dù các tia vũ trụ có thể nguy hiểm hơn suy nghĩ lâu nay, nhưng chúng ta cũng không cần phải lo lắng.

Đồ họa thể hiện những loại hành tinh khác nhau do tàu thăm dò vũ trụ Kepler của NASA phát hiện

MỸ HIỀN (Nguồn tham khảo: Science Lavie Nature)