Tính vị , Công dụng và Bài thuốc cá ngựa
Chu Việt là một trong những công ty luôn tiên phong đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ mới với các sản phẩm phục vụ sức khỏe cộng đồng, và hiện nay Chu Việt lại tiếp tục đưa ra phục vụ người tiêu dùng cả nước 2 sản phẩm thật đặc biệt Cá ngựa khô và Cá ngựa tươi đông lạnh Chu Việt được lựa chọn những con cá ngựa được đánh bắt ở những vùng biển xa và bảo quản kỹ lưỡng đưa về và đóng gói hút chân không không chỉ phục vụ quý Ông ngâm rượu mà còn là món ăn bài thuốc đặc biệt dùng trong
/. Tính vị, công năng :
Cá ngựa ( Hải mã, Thủy mã ) có vị ngọt, mặm, mùi tanh ( nếu không sao tẩm), tính ấm, không độc, có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, gây hưng phấn, kích thích sinh dục, giảm đau.
II/. Công dụng :
Cá ngựa đã được ghi vào sách thuốc cổ “ Cương mục thập di” của Trung Quốc từ năm 1795. Dược liệu chữa thần kinh suy nhược, cơ thể yếu mệt, đau lưng nhất là ở người cao tuổi, phụ nữ đau bụng, đẻ khó, nam giới bất lực về sinh lý, đinh nhọt, sang lỡ. Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể chữa bệnh hen suyễn. Ngày dùng 4-12g chia làm 3 lần dưới dạng thuốc bột hoặc làm viên uống với nước hoặc rượu. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như dâm dương hoắc, kỷ tử…
Theo quan niệm của ngư dân vùng biển, cá ngựa để tươi ngâm rượu mới quý. Họ còn cho biết phải dùng một đôi cá ngựa, nhất là đôi cá đang “ quấn nhau” và còn nguyên mắt mới tốt.
Dùng ngoài, tán cá ngựa thành bột mịn, rắc chữa lỡ loét.
Ở Trung Quốc, người ta dùng cá ngựa tươi nấu với thịt gà ăn làm thuốc bổ khí huyết, ôn thận dương.
III/. Bài thuốc có cá ngựa :
1/. Chữa liệt dương, đàn bà chậm có con do suy dương khí:
Cá ngựa ( 30g, đã chế biến), bàn long sâm (30g), cốt toái bổ (20g), long nhãn ( 20g). Tất cả cắt nhỏ, ngâm trong một lít rượu trong 5-7 ngày. Càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40ml . Người không uống được rượu, pha thêm nước và mật ong mà uống.
2/. Chữa thở khò khè:
Cá ngựa ( 5g), đương quy (10g). Sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày ( Tài liệu nước ngoài ).