MẶT TRẬN NGOẠI GIAO VÀ NHỮNG BÀI HỌC

Những bài học kinh nghiệm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong cuộc đấu tranh vừa qua cần luôn luôn và tiếp tục được vận dụng một cách 23/08/2015 16:14

Ngày 30-4-2015 nhân dân ta tưng bừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nguyễn Thị Bình
Nguyên Phó Chủ tịch nước
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam

MẶT TRẬN NGOẠI GIAO VÀ NHỮNG BÀI HỌC

Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris tháng 1-1973

Đánh giá ý nghĩa và tầm quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975 và rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho cuộc đấu tranh của đất nước hôm nay và mai sau, là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và suy nghĩ.

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã kết thúc một cuộc chiến tranh kéo dài 21 năm và nếu tính cả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đó, thì đó là kết quả của một cuộc trường chinh 30 năm. Đó là thắng lợi của một đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc cách mạng đúng và khôn ngoan của cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong hoàn cảnh đất nước hết sức khó khăn, nhân dân ta đứng lên chiến đấu chống thực dân đế quốc lúc đầu chỉ bằng “tầm vông vót nhọn” với tinh thần quyết chiến cho Tổ quốc quyết sinh. Nhưng bối cảnh quốc tế có những thuận lợi rất cơ bản, Liên Xô và đồng minh thắng chủ nghĩa phát-xít, ba dòng thác cách mạng hình thành và phát triển mạnh mẽ: Phe XHCN, phong trào cộng sản và công nhân thế giới, phong trào giải phóng dân tộc trở thành động lực phát triển nhân loại. Nhân dân ta đã biết phát huy cao độ truyền thống yêu nước và kinh nghiệm chiến đấu của dân tộc, đồng thời tranh thủ mạnh mẽ sự ủng hộ và đoàn kết quốc tế để tiến hành cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước của mình, đưa đến thắng lợi hoàn toàn ngày 30-4-1975.

Thực tế trong lịch sử lâu dài của dân tộc đấu tranh chống ngoại xâm, ông cha ta biết huy động và vận dụng sức mạnh tổng hợp cả về quân sự, chính trị và ngoại giao để giành thắng lợi. Điển hình là thời kỳ Lê Lợi – Nguyễn Trãi chống quân Minh.

Tuy nhiên, phải thấy rằng trong cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, đầy khó khăn và thử thách, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ - một đế quốc hùng mạnh mà cả thế giới khiếp sợ - nhân dân ta đã phải dốc hết sức mình, phát huy cao độ ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao để tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh bại kẻ thù, giành lại quyền cơ bản thiêng liêng của dân tộc. Tính chất, vai trò và tác dụng của từng mặt trận có tính quyết định của nó. Các mặt trận hỗ trợ, tác động nhau, không thể thiếu mặt trận nào. Nếu không có những cuộc tấn công quân sự, những “quả đấm thép” như Tết Mậu Thân 1968, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên tất cả các chiến trường, từ Đồng bằng sông Cửu Long đến Quảng Trị, đường 9 - Khe Sanh, nếu không có 58.000 lính Mỹ chết trận, nếu không có trận đánh bại cuộc không kích B52 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng thì làm sao đánh bại được ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ đi vào đàm phán?

Bên cạnh đó, về mặt chính trị, cuộc đấu tranh của nhân dân ta vì hòa bình, độc lập, tự do là chính nghĩa, là nguyện vọng tha thiết nhất của nhân dân, nên đã có được sự đồng lòng, quyết tâm, hưởng ứng, tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước. Đoàn kết dân tộc chính là sức mạnh vô biên, là nguồn lực vô giá về tinh thần cũng như vật chất cho cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm. Phong trào Đồng khởi đã khơi dậy cuộc đấu tranh cả về chính trị, cả về vũ trang trên khắp miền Nam. Phong trào đội quân tóc dài chống càn, phá ấp chiến lược, phong trào đô thị của thanh niên, sinh viên, trí thức, tôn giáo… trở thành một mặt trận rộng khắp, đã làm suy yếu hậu phương địch. Cuộc tiến công giải phóng Sài Gòn diễn ra nhanh gọn, không có sự tàn phá và nhiều thương vong, đó chính là “công” của 5 quân đoàn chủ lực nhưng cũng sẽ không đầy đủ nếu không nói đến quân đoàn thứ 6 là các lực lượng nhân dân giúp sức, dẫn đường cho quân chủ lực. Ngoài ra, cũng phải kể đến lực lượng chính trị xung quanh tướng Dương Văn Minh, những người đã thuyết phục ông ta chuyển giao chính quyền một cách hòa bình.

Đến phần mình, mặt trận ngoại giao cũng đã làm tròn trách nhiệm của mình, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc. Và tôi muốn đi sâu vào vấn đề này, vì đó cũng là chủ đề của bài viết này.

Nói đến mặt trận ngoại giao trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, mọi người nghĩ đến cuộc đàm phán với Mỹ ở Paris. Điều đó cũng dễ hiểu. Cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam kéo dài 5 năm, một cuộc đàm phán dài nhất trong lịch sử. Và tại đây, chúng ta đã thể hiện một cách tập trung và xuất sắc nhất bản lĩnh và nghệ thuật của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.

Trước hết kết hợp với cục diện tiến triển trên chiến trường cùng với những biện pháp ngoại giao, ta đã thúc đẩy Mỹ đi vào đàm phán. Đồng thời để hỗ trợ chiến trường, ta đòi Mỹ phải xuống thang, chấm dứt ném bom miền Bắc, lấy đó làm điều kiện để đi vào đàm phán.

Việc thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam là một sáng kiến chiến lược của Đảng. Việc đấu tranh để Mặt trận là một trong bốn bên tại cuộc đàm phán Paris vừa tăng thế của ta vừa tạo cơ sở pháp lý cho việc ký kết Hiệp định Paris sau này, đó là một thắng lợi chính trị rất quan trọng. Trên bàn đàm phán, Việt Nam tuy hai mà một, tuy một mà hai, vừa linh hoạt, vừa có thể phối hợp đấu tranh.

Trong mấy năm đầu của cuộc đàm phán, chúng ta hiểu chưa có thể sớm chấm dứt chiến tranh nên nhiệm vụ chính là thông qua các cuộc đàm phán tại hội nghị làm cho thế giới hiểu được âm mưu và tội ác của Mỹ, hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa và lập trường đúng đắn của ta để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước và nhân dân Mỹ, tăng thêm thế mạnh cho cuộc đấu tranh của ta.

MẶT TRẬN NGOẠI GIAO VÀ NHỮNG BÀI HỌC - 1

Quang cảnh một phiên đàm phán tại Hội nghị Paris

Năm 1972, khi trên chiến trường ta đã giành nhiều thắng lợi quan trọng, đồng thời trong nội bộ nước Mỹ, chính quyền Nixon chịu nhiều áp lực, đặc biệt là năm bầu cử Tổng thống, ta đã thay đổi sách lược trong đàm phán. Trước đây ta đòi Mỹ phải giải quyết cả gói, vấn đề quân sự và chính trị, cụ thể là Mỹ phải rút đi vô điều kiện và xóa bỏ chính quyền tay sai do Mỹ dựng lên. Nay lập trường của ta là đòi quân Mỹ rút đi, còn vấn đề chính trị miền Nam do các bên Việt Nam giải quyết.

Trong tình hình cả thế giới mong muốn cuộc chiến tranh kéo dài ở Việt Nam sớm kết thúc, đặc biệt, quốc hội và nhân dân Mỹ ngày càng phản đối cuộc chiến tranh “hao người, tốn của” mà không thấy đích cuối cùng ở đâu, các giải pháp 7 điểm và 2 điểm nói thêm tháng 7-1971 đã gây được sự ủng hộ mạnh mẽ khắp nơi, kể cả ở Mỹ và buộc chính quyền Nixon phải chấp nhận dự thảo Hiệp định Paris do ta đưa ra.

Mọi người đều biết, Hiệp định Paris 1973 chưa chấm dứt được chiến tranh, nhưng nó có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã tạo một cục diện mới rất thuận lợi cho chiến trường miền Nam, dẫn đến Đại thắng mùa Xuân 1975. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá “Hiệp định Paris là thắng lợi ngoại giao tuyệt vời”.

Nhưng vai trò của ngoại giao, sự đóng góp của ngành ngoại giao Việt Nam không chỉ là “cuộc đàm phán với Mỹ ở Paris”, mà còn phải kể đến trong một số việc khác.

Để đánh thắng kẻ thù, chúng ta phải biết kẻ thù. Nhân dân ta có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Các đồng chí lãnh đạo của ta không những theo dõi mọi động tĩnh ở nước Mỹ, mà còn biết Mỹ là một nước hùng mạnh về quân sự, kinh tế, khoa học công nghệ, một nước tự coi mình là dẫn dắt thế giới tự do, chưa hề thua trận. Vì vậy, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo đều nhắc nhở chúng ta, phải có quyết tâm chiến đấu nhưng phải khôn ngoan về chính trị và không nên làm gì để họ “mất mặt”, phải phân biệt chính quyền đế quốc với nhân dân, cũng vốn có truyền thống về tự do, dân chủ.

Chúng ta đã hành động như vậy. Nếu trước đây Nguyễn Trãi đã “trải thảm đỏ” và cấp ngựa và lương thực cho quân Minh ra về, thì ngày nay Hiệp đinh Paris mở đường cho quân Mỹ ra đi “có trật tự”. Ngay chính sách tù binh của ta cũng đã có tác dụng tốt đối với quan hệ sau này của Việt Nam với Mỹ.

Một điều hết sức quan trọng mà các đồng chí lãnh đạo luôn luôn quan tâm khi quyết định chủ trương và quyết sách là đánh giá cục diện chung thế giới, đặc biệt là ý đồ của các nước lớn có liên quan đến ta và quan hệ giữa họ với nhau, do đó ta cũng biết ý đồ của Mỹ muốn lợi dụng quan hệ giữa ta với Liên Xô và Trung Quốc để gây sức ép với ta. Nhưng ta giữ vững lập trường độc lập tự chủ trong tiến hành chiến tranh cũng như kết thúc chiến tranh, đồng thời vẫn tranh thủ được cả hai nước XHCN lớn này. Và cũng chính hiểu được cục diện chung thế giới cũng như khu vực, các đồng chí lãnh đạo đã quyết định nhanh chóng kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sớm, để kéo dài hơn tình hình sẽ rất phức tạp. Diễn biến tình hình sau đó cho thấy sự nhận định trên là hết sức sáng suốt.

Cũng cần nói thêm đặc điểm ngoại giao Việt Nam trở nên sắc bén, có hiệu quả hơn là nó gồm 3 thành phần: ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân. Mỗi mặt hoạt động nhằm đối tượng cụ thể, khác nhau, nhưng phối hợp, hỗ trợ nhau nhằm một mục tiêu. Chúng ta đã coi trọng đối ngoại nhân dân và có nhiều hình thức hoạt động rất đa dạng, nhờ đó đã tranh thủ được một phong trào đoàn kết quốc tế rộng lớn chưa từng có, gồm từ những người cộng sản, cách mạnh đến những người có chính kiến khác nhau, kể cả những người “sợ Cộng sản”, “không ưa XHCN”.

Trên đây là những bài học thành công trong hoạt động trên mặt trận ngoại giao. Nhưng không phải chúng ta không có những bài học mà đến nay vẫn cần phải suy nghĩ, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc.

Vì sao sau năm 1975, chúng ta lâm vào một tình thế khó khăn, kéo dài gần 20 năm, bị bao vây, cấm vận, đương đầu với chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, bị cô lập quốc tế? Tại sao phải để 20 năm sau mới tham gia khối ASEAN? mới bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước P5. Một điều nữa là sau 1975 có thể chúng ta đã không lường hết được sự chuyển biến tình hình quốc tế và khu vực, đặc biệt là chiến lược và quan hệ giữa các nước lớn, những toan tính và sự cấu kết của họ vì lợi ích riêng và nhằm chống phá Việt Nam để ta lựa chọn chiến lược và đối sách một cách thức thời, phù hợp.

Cục diện thế giới hiện nay đã có những thay đổi rất cơ bản, nhất là từ sau khi Liên Xô và phe XHCN tan rã. Để xác định đúng đường lối đối nội và đối ngoại, chiến lược và đối sách, chúng ta cần có tư duy mới, nhìn nhận cho được vị thế của Việt Nam trong cục diện mới của thế giới và khu vực hiện nay, hiểu được ý đồ chiến lược của các nước lớn và tác động đối với chúng ta.

Những bài học kinh nghiệm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong cuộc đấu tranh vừa qua cần luôn luôn và tiếp tục được vận dụng một cách