Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn giám sát liên ngành làm việc tại Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chiều 29-8, Đoàn giám sát do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯMTTQVN) làm Trưởng đoàn đã đến làm việc tại Khu công nghệ cao (KCNC) tại quận 9, TP.HCM. Đây là lần đầu tiên trong năm 2015, Ban Thường trực UBTƯMTTQVN thành lập Đoàn giám sát liên ngành nhằm giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XI về phát triển Khoa học- Công nghệ và Luật Khoa học Công nghệ tại TP.HCM. Cùng tham gia Đoàn giám sát có Ph
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đoàn Giám sát
làm việc tại Khu công nghệ cao (KCNC) tại quận 9, TP.HCM
Tại buổi làm việc, thông tin về tình hình hoạt động chung của KCNC, ông Lê Hoài Quốc - Trưởng Ban Quản lý KCNC cho hay, bình quân 1 ha đất của KCNC TP.HCM làm ra 29,76 triệu USD giá trị xuất khẩu. Năng suất của 1 lao động tại khu tạo ra giá trị xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt gần 145.000 USD, gấp hơn 7 lần so với các KCX-KCN của TP.HCM. Ông Quốc kiến nghị, Bộ khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế chính sách trọng dụng, trọng đãi nhân tài, thu hút chuyên gia công nghệ cao về làm việc tại các Khu Công nghệ cao Quốc gia. Ngoài ra, Trưởng Ban Quản lý KCNC cũng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục cải thiện thủ tục, quy trình giao nhiệm vụ Khoa học Công nghệ, đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận tốt hơn nhiệm vụ khoa học công nghệ quốc gia và địa phương. Về nguồn vốn, ông Lê Hoài Quốc mong muốn Trung ương và thành phố ưu tiên ngân sách tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động Khoa học Công nghệ trong Khu Công nghệ cao.
Thời gian qua, Khu công nghệ cao đã thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Chẳng hạn như phối hợp với Trung tâm thu mua quốc tế của Samsung tổ chức 3 đợt Ngày hội tìm kiếm nhà cung cấp nội địa cho tập đoàn Samsung.
Trả lời đoàn giám sát về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp hiện nay là gì? Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng, họ lo ngại nhất là chính sách, bởi chính sách của chúng ta còn nhiều biến động, tính rủi ro khá cao.
Đại diện khu KCNC đề nghị, cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật hợp lý để doanh nghiêp yên tâm đầu tư. Đối với Chính phủ cần hỗ trợ vốn kích cầu, hỗ trợ mua, tiếp nhận công nghệ, hỗ trợ chính sách đưa vào danh mục BHYT cho những sản phẩm; đồng thời, ngành y tế nên hỗ trợ các thủ tục cấp phép lưu hành.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những nỗ lực mà KCNC, các đơn vị đã làm được, KCNC TP.HCM đã khẳng định được đây là một KCNC hàng đầu của đất nước, đi liền đó là việc sử dụng hiệu quả nhân lực trong nước và ngoài nước ngoài. Đề cập đến những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, “các sở, ban ngành có liên quan cần tập trung tháo gỡ cho doanh nghiệp, nếu các cơ cơ quan này không làm được thì thành phố phải làm, cái nào khó khăn, cùng chúng tôi kiến nghị tới Chính phủ.”. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân mong muốn, KCNC tăng cường hơn nữa việc hợp tác với các trung tâm công nghệ, các trường đại học. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân hy vọng KCNC sẽ sớm vượt qua được những khó khăn, cùng với những lợi thế của mình để xây dựng thành một khu công nghệ tầm cỡ khu vực và châu Á.
Trước khi làm việc với Ban quản lý khu, Đoàn giám sát đã đến thăm 2 doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH Công nghệ sinh học dược NanoGen, ông Hồ Nhân - Giám đốc Công ty cho biết, doanh nghiệp này hiện đã và đang nghiên cứu sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, tiểu đường, suy thận, viêm gan siêu vi… với giá thành hạ so với thuốc nhập ngoại. Hiện doanh nghiệp đang xây dựng thêm cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng nhưng thủ tục hành chính rất nhiêu khê. “Chúng tôi xây dựng chỉ mất 5-6 tháng nhưng thời gian xin các loại giấy phép mất trên 1 năm”- ông Hồ Nhân nói. Đoàn giám sát cũng đến thăm Công ty TNHH Một thành viên Nhà máy United Healthcare- nhà máy sản xuất bóng nong mạch, stent mạch vành phủ thuốc và không phủ thuốc bằng công nghệ Nano đầu tiên được đầu tư 100% vốn của Việt Nam theo hình thức chuyển giao công nghệ trọn gói cho người Việt Nam làm chủ toàn bộ từ nghiên cứu, phát triển cho đến sản xuất thành phẩm. Trình bày với Đoàn giám sát, đại diện lãnh đạo công ty cho biết hiện nay cái lo nhất, rủi ro nhất với doanh nghiệp là chính sách. Vấn đề hỗ trợ để sản phẩm được lưu hành là do quan quản lý nhà nước chứ doanh nghiệp không làm được. Từ thực tế trên, doanh nghiệp kiến nghị được TP.Hồ Chí Minh tiếp tục vay vốn kích cầu với lãi suất thấp, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, giải mã công nghệ. Đặc biệt, hỗ trợ chính sách đưa vào danh mục bảo hiểm y tế cho những sản phẩm đạt chất lượng quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp rất mong ngành y tế hỗ trợ các thủ tục cấp phép lưu hành nhanh chóng./.
Dưới đây là một số hình ảnh Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác làm việc tại KCNC quận 9, TP.Hồ Chí Minh