Thế giới các loài động vật lưỡng tính
Nhiều loài vật trên thế giới có cơ thể khác lạ được chia làm 2 màu riêng biệt. Điều này tiết lộ giới tính đặc biệt của chúng.
Nửa trái và nửa phải của con gà lưỡng tính
Vào đầu thế kỷ 20, một hiện tượng kỳ lạ được phát hiện. Con gà của tiến sĩ Schaef bỗng dưng có 2 màu khác biệt. Nhìn ở phần cơ thể bên phải, nó trông “hùng dũng” giống như bất kỳ con gà trống bình thường nào khác, với yếm màu vàng nâu và mào màu đỏ tươi. Tuy nhiên, nhìn phần cơ thể bên trái, nó đích thị là một chú gà mái “yểu điệu” với chiếc yếm vàng nhạt. Ngay cả hành vi của con gà này cũng khác lạ, nó vừa có thể đạp mái vừa ấp trứng của chính mình.
Khi con vật chết đi, Schaef quyết định làm thịt nó. Sau khi làm sạch lông gà, ông phát hiện thấy nửa bộ xương bên phải to hơn nửa bên trái. Sau khi làm sạch lông, ông phát hiện ra rằng phần khung xương bên phải của nó to hơn bên trái rất nhiều. Khi mổ bụng, ông cũng thấy cả tinh hoàn và buồng trứng cùng một quả trứng đang hình thành trong bụng con gà này. Điều này khiến tiến sĩ Schaef nghĩ ngay đến một trường hợp, giống như là có ai đó đã ghép 2 phần cơ thể của một chú gà trống và một chú gà mái thành một.
Với suy nghĩ này, ông Schaef đã giữ lại bộ xương và đem nó cho người bạn là nhà giải phẫu Madge Thurlow Macklin. Câu chuyện về con gà kì lạ này được bà viết lại và đăng trên tạp chí Experimental Zoology năm 1923.
Ngày nay, người ta gọi hiện tượng kể trên là gynandromorph (cá thể lưỡng tính). Không giống như hiện tượng lưỡng tính thông thường khi chỉ giới hạn ở cơ quan sinh dục, những loài động vật mắc hội chứng này biểu hiện ngay trên cơ thể mang hai nửa giới tính riêng biệt.
Bướm đêm lưỡng tính: nửa trái là cái, nửa phải là đực
Gần một thế kỷ sau khi trường hợp con gà kỳ lạ của tiến sĩ Schaef công bố, nhiều trường hợp động vật lưỡng tính khác được phát hiện. Ngày 7/5/1752, ông M. Fisher đến từ Newgate tặng cho Hội Hoàng gia Anh một con tôm hùm độc đáo với hai nửa cơ thể mang đặc điểm hai giới tính khác nhau. Kể từ đó, hàng loạt trường hợp tương tự được phát hiện ở nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm cua, tằm, bướm, ong, rắn, chim.
Năm 2008, một giáo viên trung học đã nghỉ hưu tên là Robert Motz đã phát hiện một loài chim chào mào có một nửa là màu đỏ thẫm của một con đực, nửa kia là màu nâu của con cái. Phát hiện của ông đã thu hút sự chú ý của nhà điểu học Brian Peer thuộc Đại học Tây Illinois của Mỹ. Họ đã cùng nhau quan sát chú chim kỳ lạ này. Và chưa bao giờ họ thấy nó đi cùng với một chim bạn hay cất tiếng hót. “Chúng tôi không biết nó có biết hót hay không”, ông Peer nói. Theo ông Peer, các con chim lưỡng tính thường bị cô lập. Hoặc là chúng âm thầm bị xa lánh, hoặc bị tấn công dữ dội bởi các cá thể cùng loài.
Chim chào mào lưỡng tính, với nửa màu đỏ thẫm là đực, nửa màu nâu là cái
Khó có thể nói chính xác mức độ phổ biến của cá thể lưỡng tính trong tự nhiên. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Michael Clinton, Đại học Edinburgh, Anh, ước tính có khoảng 1/1.000.00-1/10.000 cá thể chim nằm trong danh sách này. Nói về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, tiến sĩ Clinton cho biết, cách đây vài năm, ông nhận được một cú điện thoại của một đồng nghiệp thông báo rằng, anh ta tìm thấy một con gà lưỡng tính khá giống với con gà của tiến sĩ Schaef khi đi thăm một trang trại. Khi cả hai đến nơi, họ lại tiếp tục tìm thấy hai con gà lưỡng tính khác với đặc điểm hoàn toàn giống nhau.
Clinton bắt đầu kiểm gia gene của những con gà này và nhận thấy khắp cơ thể con vật đều mang các nhiễm sắc thể (NST) giới tính bình thường. Nửa thân chúng mang cặp NST ZZ và nửa còn lại mang cặp NST ZW (ở gà, con đực mang hai NST Z, còn con cái mang một NST Z và một NST W). Nói cách khác, con gà này thực tế được tạo thành từ một cặp sinh đôi khác trứng nhưng lại hợp nhất với nhau ở giữa.
Tôm lưỡng tính
Theo tiến sĩ Clinton, khi trứng được hình thành, các tế bào sẽ loại bỏ đi một nửa NST chứa trong một cái túi ADN gọi là “thể cực”. Tuy nhiên, trong trường hợp hiếm hoi, trứng sẽ giữ nguyên cặp NST đã có và tiếp tục phát triển. Khi được thụ tinh, các tế bào bắt đầu phân chia, cơ thể sẽ chia làm hai bên và mang giới tính khác nhau. Trong trường hợp này, gà mẹ bằng cách nào đó có thể loại bỏ một NST không mong muốn trước khi đẻ trứng và như vậy kiểm soát giới tính gà con. Nhưng nếu nó không làm vậy thì một con gà lưỡng tính sẽ ra đời.