Thực trạng doanh nghiệp nông nghiệp
Hiện nay số doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm 1,13% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, doanh nghiệp nông thôn chỉ bằng 1/3 số doanh nghiệp ở thành thị.
Ít doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp miền núi.
Mặc dù doanh nghiệp tư nhân phát triển rất nhanh trong cả nước nhưng các doanh nghiệp tư nhân nông nghiệp lại tăng rất chậm. Theo số liệu thống kê, số doanh nghiệp nông, lâm thủy sản là 3.875, chỉ chiếm 1,13% tổng số doanh nghiệp cả nước và thu hút 61 ngàn lao động. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân nông nghiệp nông thôn có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu.
Số lượng doanh nghiệp có vốn trên từ 1- 5 tỷ đồng hiện chiếm trên 37%. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân trong nông nghiệp còn thấp, số doanh nghiệp thua lỗ có xu hướng tăng. Sự kết với nối thị trường của các doanh nghiệp tư nhân trong nông nghiệp còn kém. Phần lớn các doanh nghiệp thực hiện thu mua nông sản của nông dân thông qua hệ thống các đại lý hay thương lái, ít các mô hình có liên kết trực tiếp với nông dân.
Dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ được đưa ra, nhưng đầu tư về nông thôn vẫn giảm dần, tỉ lệ doanh nghiệp giảm cả về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Rõ ràng, điều kiện sản xuất kinh doanh vẫn không thực sự thuận lợi cho hình thức kinh tế quan trọng này.
Vì vậy, đã dẫn đến tình trạng 4-5 triệu hộ kinh doanh sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp vẫn tránh đăng ký thành doanh nghiệp tư nhân. Chưa kể đến, một số doanh nghiệp đăng ký dưới hình thức hợp tác xã.
Trong quá trình đổi mới, doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp đã nhiều lên về số lượng qua từng giai đoạn sắp xếp và đổi mới quản lý.
Tính đến nay, Bộ NN và PTNT trực tiếp quản lý 14 Tổng công ty và 31 doanh nghiệp độc lập với tổng số 292 doanh nghiệp hạch toán độc lập, trong đó có 31 doanh nghiệp công ích và 261 doanh nghiệp kinh doanh. Kết quả sắp xếp lại đã giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước từ 743 năm 2002 xuống 409 năm 2011 thông qua hình thức sát nhập giữa các doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Sau nhiều năm đổi mới và sắp xếp lại, doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều yếu kém về năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất, công nghệ, phát triển chuỗi ngành hàng, liên kết tác nhân trong chuỗi sản phẩm, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau…
Mô hình tổ chức vẫn còn nhiều bất cập giữa vai trò của tổng công ty, vai trò của Hiệp hội ngành hàng; phân vai giữa Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc; giữa nhiệm vụ công ích và kinh doanh. Cũng theo con số thống kê gần đây, vẫn còn khoảng 12,22% doanh nghiệp thua lỗ. Do đó, các loại hình tổ chức này chưa thực hiện được vai trò chủ đạo trong kinh tế ngành.
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, có khoảng 21% doanh nghiệp nông thôn cho biết chất lượng giao thông kém, tỷ lệ này với thành thị là 13%. Trên 30% doanh nghiệp nông thôn đánh giá đào tạo nghề cho lao động kém, trong khi ở thành thị là 15%. Hiện nay số doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm 1,13% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, doanh nghiệp nông thôn chỉ bằng 1/3 số doanh nghiệp ở thành thị.
Trong kinh tế nông nghiệp, các nông lâm trường quốc doanh cũng đóng vai trò lớn để giải quyết công việc và thu nhập cho người dân. Kể từ khi đổi mới, các đơn vị này được đăng ký và sắp xếp lại và đang quản lý tới 2,6% diện tích tự nhiên cả nước.
Tuy nhiên, theo đánh giá, quá trình chuyển đổi các nông lâm trường quốc doanh diễn ra rất chậm, đa số chỉ thay đổi về tên gọi, nhưng không thực sự chuyển thành doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường. H
ạn chế lớn nhất của nông lâm trường trong thời gian qua là công tác quản lý đất đai lỏng lẻo, còn nhiều sai phạm. Nhiều công ty khoán trắng đất đai cho người nhận khoán để thu địa tô. Nhiều công ty hoạt động kém hiệu quả, chưa khắc phục được tồn tại cũ, kết quả sản xuất kinh doanh thấp hoặc lỗ triền miên...