Kết cấu nông thôn chậm chuyển đổi: Rủi ro cho người dân

Phương Nguyên 04/11/2015 09:15

Sự chênh lệch về thu nhập và điều kiện sống đã tạo ra dòng di chuyển nguồn lực từ nông thôn ra thành thị làm nông thôn càng bị tách rời và tụt lại so với sự phát triển chung của nền kinh tế.

Kết cấu nông thôn chậm chuyển đổi: Rủi ro cho người dân

Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn vẫn còn khá cao.

Sự chênh lệch về cơ hội và sinh kế giữa nông thôn và đô thị dẫn đến tình trạng tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn vẫn còn khá cao mặc dù tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước giảm đáng kể. Ngay trong nông thôn, khoảng cách giữa người giàu và nghèo tiếp tục vẫn chưa có mấy cơ hội gần lại. Trong khi đó, chẳng những số lượng cơ sở hạ tầng đầu tư cho nông thôn còn ít mà chất lượng của các dịch vụ kèm theo cũng rất khác biệt so với đô thị.

Một trong những thể hiện rõ nhất của chuyển dịch cơ cấu nông thôn là sự thay đổi kết cấu kinh tế hộ. Theo số liệu thống kê gần đây, tỷ lệ hộ nông, lâm, thủy sản giảm từ 80,93% năm xuống còn 62,1% năm 2011. Đóng góp của nông lâm thủy sản trong tổng thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nông thôn đã giảm từ 43,4% xuống còn 33,4% năm. Thu nhập của nông dân đã được cải thiện đáng kể.

Cho đến nay, trong khi cơ chế thị trường đã đảm bảo sự công bằng của cả nông thôn và đô thị về nhu cầu sinh hoạt, sinh kế. Tuy vậy, chúng ta vẫn đang phải đối đầu với những thách thức mới.

Nhìn chung việc xây dựng quy hoạch phát triển chưa tạo được quan hệ gắn bó giữa thành thị và nông thôn. Hiện nay, số lượng cơ sở hạ tầng đầu tư cho nông thôn còn ít, chất lượng của các dịch vụ kèm theo cũng rất khác biệt so với đô thị.

Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, có khoảng 21% doanh nghiệp nông thôn cho biết chất lượng giao thông kém, tỷ lệ này với thành thị là 13%. Trên 30% đánh giá đào tạo nghề cho lao động kém, trong khi ở thành thị là 15%. Sự chênh lệch tương tự có thể thấy ở các lĩnh vực khác như cung cấp điện, nước, thông tin, khoa học công nghệ... Chính vì thế, nông thôn chưa thu hút được đầu tư.

Do kinh tế nông thôn không đa dạng, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên thu nhập trung bình của người dân nông thôn thấp. Điều tra mức sống dân cư gần đây nhất năm 2012 cho thấy thu nhập bình quân một nhân khẩu ở nông thôn là 1,541 triệu đồng/tháng, trong khi đó ở thành thị là 3,071 triệu đồng/tháng. Xét về chất lượng cuộc sống và cơ hội phát triển, khoảng cách này còn lớn hơn. Ngay trong nông thôn, khoảng cách giữa người giàu và nghèo tiếp tục dãn ra, năm 2002 là 6 lần, 2004 là 6,4 lần, và 2006 là 6,5 lần và đến năm 2010 lên tới gần 7,5 lần.

Mặt khác, sự chênh lệch về cơ hội và sinh kế giữa nông thôn và đô thị dẫn đến tình trạng tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn vẫn còn khá cao mặc dù tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước giảm đáng kể. Nhìn chung, kết cấu nông thôn chậm chuyển đổi, trong đó nông nghiệp vẫn đóng phần quan trọng, đặc biệt với vùng sâu vùng xa, vùng miền núi.

Chính vì vậy, khả năng tạo việc làm và thu nhập ổn định rất khó khăn. Mục tiêu đặt ra về gắn bó giữa kinh tế xã hội giữa đô thị với nông thôn, giữa công nghiệp với nông nghiệp vẫn chưa thực hiện được. Khoảng cách chênh lệch về cơ sở hạ tầng, dịch vụ, điều kiện sống còn rất lớn.

Cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu giữa các ngành trong nông thôn, nông nghiệp trong gần 20 năm gần đây có xu hướng chuyển dịch mạnh về cơ cấu lao động. Năm 1995, lao động nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm hơn 71% tổng lao động cả nước.

Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam trong thời trong thời gian qua được coi là tăng trưởng khá nhanh so với các nước trong khu vực, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mặt bằng các nước. Năm 2012, năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam chỉ đạt 1.223 USD/lao động, trong khi các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Phillipines, Indonesia, Trung Quốc đều ở mức trên 2.000 USD/lao động.

Tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn cao, thu nhập của người dân nông thôn còn thấp. Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại. Sự chênh lệch về thu nhập và điều kiện sống đã tạo ra dòng di chuyển nguồn lực từ nông thôn ra thành thị làm nông thôn càng bị tách rời và tụt lại so với sự phát triển chung của nền kinh tế.

Theo số liệu Tổng điều tra dân số, năm 1999 có khoảng 855.943 người di cư từ nông thôn ra thành thị, thì đến năm 2009 con số này đã tăng lên trên hai triệu người. Lao động từ nông thôn đa số tham gia lĩnh vực “không chính thức” như khuân vác, khai thác khoáng sản, thợ xây dựng, giúp việc nhà… Họ luôn được coi là đối tượng không được bảo vệ bởi hệ thống phúc lợi và phải tự đương đầu với rủi ro.

Phương Nguyên