Chi phí dành cho dược phẩm của thế giới tăng lên 1.300 tỷ USD
Chi phí dành cho dược phẩm của thế giới sẽ tăng khoảng 30% từ 1.000 tỷ USD hiện nay lên 1.300 tỷ USD vào năm 2020 do sự xuất hiện các loại thuốc mới, dân số già và sự gia tăng sử dụng thuốc giá rẻ/thuốc nhượng quyền (Generic Drug) tại các nước đang phát triển.
Nhiều loại thuốc mới sắp được đưa vào sử dụng sẽ làm
thay đổi cách điều trị một số bệnh phổ biến.
Tổ chức theo dõi sức khỏe - IMS mới công bố báo cáo: “Sử dụng thuốc trên toàn cầu năm 2020: Triển vọng và khuyến nghị”.
Theo báo của của IMS trong 5 năm tới, có khoảng 225 loại thuốc mới sẽ được sáng chế và đưa vào sử dụng chủ yếu ở các nước phát triển, trong đó có nhiều loại thuốc mới sẽ thay đổi cách điều trị của một số bệnh phổ biến như ung thư, tim mạch, hô hấp, rối loạn cơ, rối loạn miễn dịch, viêm gan C…
Trong năm tới, công nghệ cũng được dự báo sẽ có tác động lớn tới việc chăm sóc bệnh nhân như việc áp dụng công nghệ để tăng cường khả năng chẩn đoán ung thư sớm, theo dõi sức khỏe và giúp người bệnh tuân thủ lịch trình khám theo yêu cầu của bác sĩ.
IMS cũng dự báo phần lớn bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính sẽ tiếp cận các ứng dụng trên điện thoại thông minh, thiết bị đeo tay để theo dõi các dấu hiệu bệnh, hoạt động thể chất và tác dụng của phương pháp điều trị.
Sự phát triển của công nghệ trong tương lai gần cũng được mong đợi sẽ giúp các công ty bảo hiểm theo dõi được tình trạng sức khỏe của bệnh và tính toán chi phí mà họ bỏ ra để chi trả cho bệnh nhân.
Trong 5 năm tới, IMS cho rằng, chi phí dành cho dược phẩm của thế giới sẽ tăng khoảng 30% từ 1.000 tỷ USD hiện nay lên 1.300 tỷ USD vào năm 2020 do sự xuất hiện các loại thuốc mới, dân số già và sự gia tăng sử dụng thuốc giá rẻ/thuốc nhượng quyền (Generic Drug) tại các nước đang phát triển.