Không sa vào cái gọi là 'cần sa y tế'
Gần đây, một trang facebook có tên “Cần sa y tế” dù mới xuất hiện nhưng đã thu hút một lượng lớn người theo dõi trang này và lượt thích trang lên tới hơn 7.000 người. Trang này lấy hình đại diện là cây cần sa, đăng tải nhiều bài viết tự ý tuyên truyền về tác dụng thần kỳ của cây cần sa có thể chữa tất cả các loại bệnh, từ cai chứng nghiện rượu tới vảy nến, thậm chí chữa được cả những bệnh nan y như ung thư (!?). Dù đầu trang mạng viết “Không buôn bán cần sa và bất cứ một món đồ gì liên quan đến
Giao diện trang Facebook có tên "Cần sa y tế".
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho hay, ngay tên gọi của trang là Cần sa y tế đã có vấn đề dễ gây hiểu lầm cho người dân. Cần sa hay thuốc phiện đều là các loại cây làm nên các chất gây nghiện. Ở Việt Nam, đây là loại cây cấm trồng, theo Luật Phòng chống ma túy. Như vậy, có thể nói trang facebook này đã vi phạm một lúc 3 Luật: Luật Phòng chống ma túy, Luật Dược và Luật Khám chữa bệnh. Bởi theo Luật Khám, chữa bệnh Bộ Y tế, bất kể một phương pháp chữa bệnh nào, dùng thuốc hay không dùng thuốc đều phải được Bộ Y tế thừa nhận và cho phép.
Thứ hai, trang này vi phạm Luật Dược bởi Luật Dược quy định chỉ những loại thuốc nằm trong danh mục được Nhà nước cho phép mới được phép đăng ký lưu hành (trong đó có thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất) và đây là cơ chế quản lý đặc biệt. Nếu sử dụng sai thuốc này là sẽ bị coi là sử dụng trái phép chất ma túy. Ngoài ra, tuy trang facebook này dù không rao bán sản phẩm nhưng lại giới thiệu địa chỉ những nơi bán. Đây được coi là hành vi quảng cáo sản phẩm cấm lưu hành, vi phạm Luật Quảng cáo.
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc BV K Trung ương cho biết, cần sa và các dẫn chất của cần sa không phải là thuốc điều trị ung thư. Tuy có một số chế phẩm được chiết suất từ cần sa có được vận dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư nặng ở giai đoạn cuối để giảm đau, hạn chế triệu chứng như nôn, mệt mỏi nhưng cách dùng và liều lượng như thế nào thì cần có chỉ định của bác sĩ.
Ông lưu ý thêm: Nếu sử dụng cần sa trong thời gian lâu dài sẽ gây ra hậu quả khó lường: gây nghiện, nôn, buồn nôn, các bệnh tim mạch, các biến chứng tiêu hóa. Nếu sử dụng cần sa quá 7 ngày sẽ dẫn tới có nhiều khả năng bị nghiện.