Viettel tặng trạm xá và bò giống cho người dân xã nghèo 30A tỉnh Thanh Hóa
Ngày 22/8, Trạm xá xã Trung Lý II chính thức được khánh thành và bàn giao cho chính quyền địa phương khai thác, phục vụ đời sống nhân dân.
Công trình trị giá 3,7 tỷ đồng này là một trong những hạng mục quan trọng
do Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel hỗ trợ huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa)
trong khuôn khổ chươngtrình xóa nghèo bền vững theo Nghị quyết 30A của Chính phủ.
Khởi công từ tháng 12/2012, Trạm xá xã Trung Lý II được xây dựng kiên cố với 2 tầng, đầy đủ các phòng chức năng quan trọng để khám chữa bệnh tuyến đầu như: Với tổng diện tích hơn 300 mét vuông, Phòng Siêu âm, Phòng X-Quang, Phòng Tráng rửa phim, Phòng Sản, Phòng Dược, 12 phòng bệnh được thiết kết gồm 24 giường và các công trình phụ trợ liên quan. Tổng diện tích xây dựng . Toàn bộ các phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại phục vụ khám chữa bệnh.
Sự xuất hiện của Trạm xá xã Trung Lý II làm thay đổi đáng kể điều kiện dân sinh trong vùng. Bản Cò Cài – nơi xây dựng trạm xá – là một trong những điểm nghèo nhất của huyện, cho tới hiện nay vẫn chưa có đường nhựa, chưa có điện lưới đến bản. Người dân nơi đây vẫn chủ yếu sử dụng “điện nước” (máy phát điện thủy lợi) để phục vụ các nhu cầu hàng ngày. Bản thân xã Trung Lý cũng có địa hình dàn trải đặc biệt, khoảng cách đầu cuối xã lên tới hơn 70km. Vì thế, khi có các trường hợp bệnh nhân hiểm nghèo cần cấp cứu, bệnh nhân và người nhà phải di chuyển nhiều giờ đồng hồ mới có thể đến được cơ sở y tế gần nhất. Thời gian này được giảm xuống tính bằng phút cho hàng trăm hộ dân sống rải rác trên địa bàn.
Người dân xã Trung Lý nhận bò xóa nghèo
Cũng trong ngày 22/08, đại diện Chi nhánh Viettel Thanh Hóa thay mặt Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trao tặng 150 con bò giống cho 150 hộ nghèo trên địa bàn 6 xã của huyện Mường Lát. Số bò này là cơ sở để người dân tự phát triển kinh tế gia đình, từ đó ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo.
Từ năm 2009 đến nay, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã hỗ trợ 2 huyện nghèo Mường Lát và Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) hơn 20 tỷ đồng. Công tác hỗ trợ được thực hiện trên toàn diện các lĩnh vực: xây dựng công trình phục vụ dân sinh, hỗ trợ cây, con giống phát triển kinh tế, lập quỹ khuyến học,… Trong quá trình thực hiện, Viettel đã áp dụng các nguyên tắc quản lý chặt chẽ, phối hợp với chính quyền địa phương để phát huy hiệu quả từng hạng mục. Ví dụ một gia đình diện nghèo muốn được nhận bò để phát triển kinh tế thì bắt buộc phải chuẩn bị chuồng trại, tham gia lớp tập huấn và ký cam kết với chính quyền không bán bò. Nếu vi phạm cam kết sẽ không được nhận chính sách hỗ trợ từ chính quyền.
Cách làm mới trong công tác hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng bào các dân tộc huyện miền núi biên giới nghèo, xa nhất Thanh Hoá này đã có chỗ ăn ở tốt hơn, sớm ổn định cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế. Đặc biệt, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn, thay vì du canh du cư, người dân đã từng bước ổn định nơi ở để tự phát triển kinh tế. Đây là những chuyển biến tích cực nhất trong quá trình xóa nghèo bền vững tại địa phương.