Nhà báo Đinh Đức Hoàng: Đừng cấp phép nửa vời
Nếu chỉ cấp phép cho nhan sắc phải chăng vì người ta quan niệm rằng đó là thứ nhìn thấy được về mặt bên ngoài? Nhân nói về chuyện phạt những cô người mẫu, diễn viên ăn mặc hở hang, tôi cho rằng đó là sự quản lý không toàn diện. Bằng chứng là phạt xong rồi cũng vẫn đâu vào đấy!
PV:Lâu nay, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) có quy định về chuyện đi thi sắc đẹp quốc tế phải xin phép nhưng không ít người vẫn tự ý đi thi. Gần đây nhất là trường hợp của người đẹp Oanh Yến tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới Toàn cầu 2015. Ý kiến của anh về sự việc này?
- Có thể nói Oanh Yến là người đầu tiên công khai trả lời trên truyền thông rằng cô ấy thấy chuyện nộp phạt là vô lý. Trước đây các người mẫu rất sợ đối đầu với Cục NTBD vì sau khi đoạt giải một cuộc thi nào đấy ở nước ngoài về vẫn phải hoạt động ở môi trường trong nước. Tôi cho đấy là hành động thẳng thắn và đáng quý khi khới lại vấn đề khá vô lý bấy lâu nay chúng ta vẫn chấp nhận, đó là chuyện cấp phép cho các cuộc thi nhan sắc của nước ngoài.
- Cụ thể, theo anh tại sao lại vô lý?
- Theo quan điểm cá nhân tôi, việc cấp phép cho những cuộc thi nhan sắc này không dựa trên cơ sở gì. Nếu nói là để bảo vệ hình ảnh quốc gia thì rõ ràng cần cấp phép cho tất cả mọi hoạt động nghệ thuật ra nước ngoài thi. Chẳng hạn những cá nhân tranh giải MTV Châu Á đáng ra cũng phải được cấp phép. Âm nhạc cũng có sức lan toả rất lớn, thậm chí tôi cho rằng lớn hơn một cuộc thi nhan sắc. Phúc Bồ mới đây có nhận giải MAMA 2015 của Hàn Quốc thì đáng ra phát biểu của anh ta trong lễ trao giải phải được Cục NTBD duyệt trước.
Mọi thứ cần phải công bằng. Nếu cấp phép cho nhan sắc dự thi quốc tế thì phải cấp phép cho tất cả mọi hoạt động nghệ thuật khác.
Nếu chỉ cấp phép cho nhan sắc phải chăng vì người ta quan niệm rằng đó là thứ nhìn thấy được về mặt bên ngoài? Nhân nói về chuyện phạt những cô người mẫu, diễn viên ăn mặc hở hang, tôi cho rằng đó là sự quản lý không toàn diện. Bằng chứng là phạt xong rồi cũng vẫn đâu vào đấy!
Nên nếu không quản lý được, không thể “xấu che tốt khoe” 100% thì tốt nhất là không nên quản lý. Văn hoá là thứ tự thân. Trong thời đại này, bất kỳ ai ra nước ngoài có hành động ứng xử không đẹp đều có thể bị đưa lên mạng với hàng triệu người xem mỗi ngày. Để có một hình ảnh đẹp của quốc gia ở nước ngoài qua những cuộc thi nhan sắc quốc tế chỉ là một phần thôi. Quan trọng hơn là xây dựng một nền văn hoá đẹp từ bên trong để khi phát tán ra bên ngoài dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng đẹp. Còn cứ giữ quan điểm “xấu che tốt khoe” nửa vời thế này chỉ bằng vài bộ váy áo thì vừa không hợp logic, vừa không làm đẹp hơn hình ảnh quốc gia.
Nếu chỉ cấp phép cho nhan sắc phải chăng vì người ta quan niệm rằng đó là thứ nhìn thấy được về mặt bên ngoài? Nhân nói về chuyện phạt những cô người mẫu, diễn viên ăn mặc hở hang, tôi cho rằng đó là sự quản lý không toàn diện. Bằng chứng là phạt xong rồi cũng vẫn đâu vào đấy!
Nhà báo Đinh Đức Hoàng
- Có ý kiến cho rằng Cục NTBD chỉ nên cấp phép cho thí sinh tham dự những cuộc thi nhan sắc quốc tế lớn còn những cuộc khác thì thôi, thưa anh?
- Tôi vẫn giữ quan điểm không nên quản thí sinh người Việt của bất kỳ một cuộc thi nào. Dựa vào đâu để phân biệt lớn nhỏ? Cuộc thi nào thì ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, cuộc thi nào là không? Thế nào thì gọi là “ao làng”? Một cuộc thi chỉ có mười mấy người tham gia nhưng ở hàng ghế khán giả ngẫu nhiên có một nhà đầu tư lớn thì sao?
Ngay cả việc cử ai đi thi bây giờ cũng không phải do Cục NTBD quyết định mà phần lớn do các công ty giữ bản quyền cuộc thi quyết định. Đó là một hoạt động thương mại của giới kinh doanh. Xin lỗi, nếu nhan sắc là một thứ sản phẩm thương mại và thực tế nó cũng là một sản phẩm thương mại thì nó cũng giống như một sản phẩm quốc tế bất kỳ nào khác. Một doanh nghiệp đứng ra cử đại diện của mình đi thi, họ phải tự cân đối lợi ích của mình để cử người tốt nhất ra tranh đấu.
Cuộc thi lớn hay nhỏ không quan trọng mà cứ để cho nền kinh tế thị trường quyết định. Tôi cho rằng không nên can thiệp hành chính vào việc này.
- Nhân câu chuyện Ai cấp phép cho nhan sắc Việt, bàn thêm về các giải thưởng văn học, điện ảnh... khi xướng tên ai, tác phẩm nào thì tác giả đó có thể đi nhận giải mà không cần sự cho phép của cơ quan quản lý, Hội... Điều này có bình thường, thưa anh?
- Khi Việt Nam gia nhập TPP, chúng ta cam kết về một xã hội tương đối tự do trong việc thành lập các tổ chức dân sự thì ai trao giải cũng không phải là vấn đề quan trọng. Mà quan trọng là giải thưởng đấy có uy tín hay không. Còn người ta dùng nó cho việc gì lại là vấn đề của thị trường, của truyền thông. Tôi biết trong giới truyền thông có những giải thưởng còn uy tín hơn cả giải do các Hội nghề nghiệp được nhà nước hỗ trợ.
Thị trường đang tự vận hành và góp phần phát triển môi trường văn hoá nghệ thuật ở nước ta bằng các hoạt động đa dạng như thế thì tại sao lại phải quản lý? Những gì xấu thì tự nhiên sẽ bị đào thải thôi. Xã hội rất công bằng!
Trân trọng cảm ơn anh!