Quyền người tiêu dùng
Vai trò của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay mờ nhạt. Trước việc giá cước vận tải đứng im dù giá xăng giảm, đã có một vài thành viên của Hội này lên tiếng, rằng “thiệt cho người tiêu dùng”. Nhưng nói xong chỉ để đấy...
Giá xăng giảm sâu nhưng giá cước vận chuyển vẫn không giảm.
Trọn 1 tháng nữa là Tết, có nghĩa là thực phẩm lại biến động. Giá thịt gia súc, gia cầm tăng, rau xanh tăng, đồ khô cũng tăng, bia rượu cũng lại tăng. Nhưng thời điểm này là tăng nhẹ. Chuyện giá lên ngày Tết cũng là điều xưa nay đã nói nhiều và không lạ vì nó diễn ra bao nhiêu năm nay rồi. Nhưng đáng nói lại là phần bất bình thường, ví dụ như khi giá xăng giảm nhưng giá vận tải không chịu giảm, cho dù Bộ GTVT cũng đã phải lên tiếng.
Gần Tết, giá cả tăng, người tiêu dùng kêu nhưng rồi lại chặc lưỡi: chuyện bình thường. Nhưng câu chuyện đã trở nên bất thường khi ông Bùi Danh Liên (Hiệp hội Vận tải Hà Nội) vào ngày 25/12/2015 đã nói rằng giá cước vận tải sẽ giảm. Và đến nay là ngày 8/1/2016, tức là đã gần quá cái hạn “ít nhất” đó nhưng giá cước vận tải vẫn trơ lỳ chưa chịu hạ.
Giá mỗi km taxi tính bình quân ra vẫn phổ biến ở mức 11.000 đồng đến 13.000 đồng. Ông Liên chia sẻ trên báo chí, rất mong cộng đồng thông cảm với ngành vận tải. Chia sẻ có, chờ đợi có, nhưng giới hạn chịu đựng của người tiêu dùng cũng có hạn.
Từ cuối tháng 12/2015 đến những ngày đầu của năm 2016, Bộ Tài chính đã 2 lần gửi công văn tới Sở Tài chính các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường quản lý giá cước vận tải bằng xe ôtô (ngày 22/12/2015 và 5/1/2016). Theo Bộ Tài chính, giá xăng, dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm, do vậy sẽ có tác động nhất định đến giá cước vận tải.
Văn bản đến, chỉ đạo có nhưng đơn vị vận tải ôtô vẫn có muôn vàn lý do để trì hoãn việc giảm giá hoặc nếu có cũng chỉ đếm được chưa quá 10 đầu ngón tay. Đại diện Ban Giá- Sở Tài chính Hà Nội cho biết, sau nhiều lần đôn đốc, đến nay, đã có 7 đơn vị vận tải thực hiện kê khai giá. Đó là 5 hãng taxi gồm: Tiến Thành, Đại Nam, Thường Tín, Việt Sơn, Sông Hồng và 2 doanh nghiệp vận tải kinh doanh tuyến cố định là Công ty VinaMoto và Minh Thành Phát. Trong khi đó trên địa bàn Hà Nội, số lượng doanh nghiệp vận tải xấp xỉ khoảng 200.
Cũng mới đây, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu 3 ông lớn hàng không gồm Vietnam Airline, Vietjet Air, Jettar Pacific giảm giá cước với lý do được đưa ra trong thời gian qua giá nhiên liệu bay Jet A1 giảm rõ rệt.
Giá xăng tính từ thời điểm tháng 10/2015 đến đầu tháng 1/2016 đã có 6 lần giảm giá liên tiếp với tổng mức giảm khoảng 2.000 đồng/lít. Thời điểm này so với năm cũ, mặt hàng xăng đã mất giá tầm 30%. Riêng trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, chi phí xăng dầu chiếm 40% - 50% tổng chi phí vận tải. Vì thế, khi có biến động về giá nhiên liệu sẽ có những điều chỉnh về giá cước vận tải. Nghịch lý đang tồn tại như một lời thách thức: giá nhiên liệu đầu vào giảm sâu, thì giá các loại hàng hóa, dịch vụ vận tải lại không hề giảm!
Các đầu tầu kinh tế Hà Nội và TP HCM mỗi năm bỏ không dưới 700 tỷ đồng để thực hiện công cuộc bình ổn giá nhưng giá cước vận tải xem ra vẫn bất ổn. Xăng giảm, cước vận tải vẫn lặng thinh. Và đây cũng là ví dụ rõ nhất về những hạn chế trong việc đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Cùng đó còn là hàng trăm vụ việc khác liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kiếm chất lượng khác nữa.
Người tiêu dùng trong nước vẫn còn tâm lý e ngại khiếu nại khi quyền lợi bị xâm phạm. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.
Sau hơn 4 năm thực thi, và 2 ngày trước (ngày 7 và 8/1) Bộ Công thương còn tổ chức cả hội nghị đánh giá về việc thực hiện luật nhưng xem chừng như câu chuyện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn nhiều trắc trở, khó khăn. Phần đa người tiêu dùng không nắm được 8 quyền của mình.
Ông Trịnh Anh Tuấn- Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh nhận định: “Số vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng hàng năm được giải quyết chỉ từ 1.000-1.500 vụ việc là quá nhỏ so với thực tế vi phạm quyền lợi người tiêu dùng”.
Ra đường đặt chân lên taxi chịu giá cao, dù biết vô lý nhưng không còn lựa chọn nào khác. Doanh nghiệp vận tải ấn định giá, người tiêu dùng buộc phải chấp nhận. Quyền lợi người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi không được phép mặc cả, hay trả giá. Dẫu biết, trong khi chính người tiêu dùng còn thờ ơ với chính quyền lợi của mình thì tổ chức trung gian hữu ích giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp là Hội Bảo vệ người tiêu dùng cũng không phát huy được tác dụng.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng
Tức là, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã trao quyền hạn cho các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Song dù đã được trao “bảo kiếm” có quyền, nhưng thực hiện quyền lại quá khiêm tốn. Vai trò của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay mờ nhạt. Trước việc giá cước vận tải đứng im dù giá xăng giảm, đã có một vài thành viên của Hội này lên tiếng, rằng “thiệt cho người tiêu dùng”. Nhưng nói xong chỉ để đấy, không có hành động kế tiếp.
Trong các cuộc tranh luận giữa doanh nghiệp và người dân, dường như không thấy bóng dáng của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở đâu. Đó quả là chuyện đáng nói.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng… Tức là, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã trao quyền hạn cho các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Song dù đã được trao “bảo kiếm” có quyền, nhưng thực hiện quyền lại quá khiêm tốn. Vai trò của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay mờ nhạt. |