Đến năm 2020, 80% các tỉnh, thành phố sẽ có các loại hình bác sĩ gia đình
Nhiệm vụ nói trên được Bộ Y tế quán triệt toàn ngành tại Hội nghị Triển khai kế hoạch nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) giai đoạn 2016-2020, được tổ chức ngày 4/3, tại TP.HCM.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại
Hội nghị Triển khai kế hoạch nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình.
Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện nay, mô hình này có 3 loại: Trạm y tế có lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ của phòng khám (PK) BSGĐ, PK BSGĐ độc lập và PK BSGĐ trực thuộc BV đa khoa nhà nước. Tới đây, các quy mô này sẽ được xác định tuỳ thuộc vào mô hình bệnh tật ở địa phương, điều kiện nhân lực và trang thiết bị, cơ sở vật chất cụ thể và mức độ bao phủ cụm dân cư của PK BSGĐ. Khuyến khích mỗi PK BSGĐ quản lý tối thiểu 500 hồ sơ quản lý sức khỏe người dân. Để nhân rộng và phát triển mô hình PK BSGĐ trên phạm vi toàn quốc với quy mô nói trên vào năm 2020, Bộ Y tế chỉ đạo, trong năm 2016, phải bảo đảm có ít nhất 10% các tỉnh TP trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện PK BSGĐ, năm 2017 - 20%, năm 2018 - 40% và năm 2020 – 80%.