Kỹ thuật nuôi vịt xiêm
Vịt Xiêm (hay còn gọi là ngan) dễ nuôi, kháng bệnh tốt, ít bệnh tật, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, thịt có màu đỏ thơm ngon, hấp dẫn.
Vịt xiêm dễ nuôi, ít bệnh tật.
Để chăn nuôi Vịt xiêm đạt hiệu quả cao cần phải thực hiện một số khâu kỹ thuật sau :
Chuồng nuôi
Trước khi nuôi phải dọn sạch chuồng, nền chuồng, tường, lưới. Phải quét vôi nền chuồng và xung quanh tường cao 0,8 - 1 m.
Sau khi chuồng khô cho dăm bào, trấu, rơm hoặc rạ băm nhỏ làm độn chuồng và xông bằng foocmon + thuốc tím hoặc phun crerin. Nuôi nhốt kết hợp với chăn thả phải chuẩn bị vây ràng. Có thể nuôi trên sàn lưới.
Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ sau đó ngâm vào dung dịch foocmon 0,3 - 0,4% rồi để khô. Nuôi nhốt kết hợp với chăn thả nên sử dụng mẹt bằng tre hoặc nilong thay máng ăn cho ngan.
Chuồng nuôi phải thoáng mát, đủ ánh sáng, không có gió lùa. Trước khi đưa vịt con vào phải sưởi ấm chuồng trước. Để đảm bảo cho vịt mạnh khoẻ nhiệt, độ chuồng nuôi khi vịt 1 - 3 ngày tuổi phải đạt 30 – 32 độC. Từ ngày tuổi thứ 4 trở đi, mỗi ngày giảm 10 độ C cho tới khi đạt 20 độC.
Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao trên đầu vịt. Trung bình cứ 200W cho 75 con vịt và 140 con vịt cần 1 chụp sưởi.
Cung cấp nước uống:
Vịt là loại thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống, đảm bảo nước phải trong sạch và thường xuyên. Vịt ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước lạnh dưới 10 – 12 độ C, tuần tuổi thứ 2 và 3 không lạnh quá 6 – 8 độ C và cũng cần hạn chế ngan uống nước trên 20 độ C. Nhu cầu nước uống trung bình: 1 - 7 ngày tuổi: 120 ml/con/ngày. 8 - 14 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày.15 - 24 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày. 22 - 56 ngày tuổi: 500 ml/con/ngày.
Nếu là nuôi chăn thả cho vịt uống nước những nơi nước trong, sạch, ở những nơi nhốt vịt ban đêm nên có máng nước cho vịt uống.
Thức ăn và nuôi dưỡng:
Dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên, hoặc thức ăn đậm đặc trộn với cơm, hoặc dùng các đơn nguyên như: Tấm, ngô, gạo lứt, đỗ tương, khô đỗ tương, cám gạo, bột cá nhạt, bột màu, bột đầu tôm, premix VTM, khoáng hoặc dùng cơm (cho ngan con). Thóc luộc, thóc sống (cho ngan choai, hậu bị, sinh sản) trộn với mồi tươi (30 - 40% tuỳ loại) như: Tôm, tép, cua, ốc, giun đất, don dắt, rạm, bọ đỏ . . . và các loại côn trùng khác. Có thể dùng bổ sung thêm rau xanh.
Chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi : Thức ăn đạt 18% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 kcal. Giai đoạn 22 - 56 ngày tuổi : Thức ăn đạt 16% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 kcal.
Vịt thương phẩm thức ăn đạt 15% đạm tiêu hoá, năng lượng 3.000 kcal.
Không sử dụng khô dầu lạc trong khẩu phần ăn cho ngan vì dễ nhiễm Aflatoxin, riêng ngô nên sử dụng cho vịt nuôi giống không quá 20%, vịt nuôi thương phẩm không quá 30%.
Trước khi cho vịt ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho vịt ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để vịt phát triển đồng đều.
Giai đoạn vịt từ 1 - 29 ngày tuổi : Dùng thức ăn dạng viên hoặc gạo nấu thành cơm và trộn với thức ăn giàu đạm cho vịt ăn. Đối với vịt chăn thả khi cho ăn trên nền hoặc nilon phải rắc thức ăn đều và rộng để tất cả vịt được ăn một lúc.
Từ ngày tuổi 29 – 56 cho ăn 112 gr/con /ngày. Ở giai đoạn 29 ngày tuổi trở đi mục tiêu là giữ cho đàn vịt giống phát triển trọng lượng theo biểu đồ, vì sự sai khác về trọng lượng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sau này. Nếu trọng lượng vượt phải giảm lượng thức ăn hàng ngày và ngược lại.
Lưu ý: Đối với vịt nuôi thương phẩm cho vịt ăn tự do (cả nuôi nhốt và nuôi thả). Đến 63 ngày tuổi (nuôi nhốt) 84 ngày tuổi (nuôi chăn thả) là kết thúc đạt trọng lượng giết thịt.