Chiêu thức quen thuộc: Dung dưỡng bất mãn
* Phương Tây đã lợi dụng văn nghệ sĩ Xôviết để phá hoại chế độ XHCN như thế nào?Trong giai đoạn cải tổ (perestroika) và đặc biệt là sau cuộc chính biến bất thành tháng 8/1991, các phương tiện thông tin đại chúng Nga đã đặc biệt chú ý tới chủ đề những nhân vật bất mãn trong chế độ Xôviết. Họ dành rất nhiều diện tích báo và thời gian trên sóng cho những người mà theo cách nhìn của các nhân vật gọi là các nhà dân chủ, trong những năm ngưng trệ đã lộ diện lớn tiếng đòi hỏi tự do biểu đạt ý kiến về c
Nhạc sỹ Alexander Galich, đạo diễn Yuri Lyubimov và nhà báo Artyom Borovik.
Và chính những cơ quan truyền thông đó đã không hoặc dành rất ít thời lượng cho những cán bộ Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) hay Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) từng đảm nhận công tác theo dõi hoạt động ủng hộ các nhân vật bất mãn ở Liên Xô từ phía các cơ quan tình báo phương Tây.
Không ai phủ nhận rằng trong những nguyên nhân dẫn tới sự đổ vỡ của Liên bang Xôviết có những lầm lỡ trong chiến lược và sách lược của những người nắm quyền lãnh đạo. Tuy nhiên, còn một thực tế khác cũng không thể phủ nhận được là những âm mưu phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch cũng đã góp phần không nhỏ vào việc làm mất máu tâm hồn cũng như trí tuệ và làm bất ổn siêu cường Nga La Tư trước kia. Một trong những đối tượng mà phương Tây nhằm vào trong các chiến dịch chống lại Liên Xô là các văn nghệ sĩ, các nhà khoa học nổi tiếng. Bằng sách lược "thả con săn sắt, bắt con cá rô", tung ra những món quà vật chất và tình cảm, họ đã biết được một số văn nghệ sĩ hay nhà khoa học giàu ảo tưởng và hay cực đoan nên dễ bị lợi dụng, trở thành những phần tử bất mãn chế độ. Bài trả lời phỏng vấn phóng viên Inna Novikova (báo Pravda) của Trung tá dự nhiệm Cục 7 quan sát ngoại tuyến Ủy ban An ninh Liên Xô cũ (KGB) Vladimir Chudinov, được truyền đi trên mạng Internet, sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phương thức và thủ đoạn mà các cơ quan tình báo và điệp vụ Tây Âu và Mỹ đã sử dụng trong những nỗ lực "diễn biến hòa bình" chống lại Moskva trước kia.
PV: Thưa ông, liệu ông có thể nói ngắn gọn về các các giới phương Tây liên hệ với những người bất mãn có tiếng ở Liên Xô trước kia và đại diện của các cơ quan điệp vụ phương Tây tới đây với áo khoác nào? Và Cục 7 mà ông từng là Cục phó đã đảm nhận những công việc gì?
Vladimir Chudinov: Tôi đã 27 năm làm việc tại KGB ở Cục 7 quan sát ngoại tuyến, chuyên về các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây. Khu vực chúng tôi đảm trách bao gồm các hãng truyền hình, các tạp chí và tờ báo mà đại diện của họ không phải khi nào cũng hoạt động một cách trung thực ở Liên Xô. Những đại diện đó bị lọt vào tầm quan sát của Cục chúng tôi khi tới đăng ký tại Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao Liên Xô, sống và hoạt động rất hăng ở Moskva hai năm, thậm chí là ba năm liền. Thoạt tiên, họ nhận được từ các cơ quan điệp vụ nước họ những thông tin về các thành phần bất mãn ở Liên Xô. Trong số này thường là những công dân Xôviết vì lý do này hay lý do khác không hài lòng với chế độ đang tồn tại. Những thông tin về các thành phần này thường được chuyền tay từ phóng viên phương Tây này tới phóng viên phương Tây khác, vỏ bọc mà các điệp viên NATO cũng như Mỹ rất hay sử dụng. Các cuộc gặp gỡ của họ với các phần tử bất mãn chế độ thường mang tính chất cá nhân. Và thông thường họ nhận được từ những phần tử này những thông tin, đôi khi rất quý hiếm, liên quan tới những thay đổi trong bộ máy lãnh đạo Xôviết. Thí dụ như từ tay Roy Medvedev (một nhà sử học nổi tiếng) chẳng hạn. Họ cũng sử dụng những phần tử bất mãn chế độ để phê phán chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Xôviết, thí dụ như kích cho nhà khoa học lừng danh Dmitri Sakharov liên tục phê phán việc đưa quân đội Xôviết vào Afghanistan. Rồi khi ông Sakharov trở thành đại biểu nhân dân của Liên bang Nga, họ sử dụng ông này vào việc phê phán biện pháp dùng quân đội để khôi phục lại trật tự tại các nước cộng hòa miền Nam là Azerbaijan và Armenia. Sakharov đã phát biểu như thế từ diễn đàn đại hội đại biểu nhân dân và trong các bài báo của mình... Còn về vấn đề giới lưu vong Do Thái thì họ sử dụng Anatoly Saransky. Và cả ba người tôi vừa nêu tên trên đều đã được nhận tiền của phương Tây.
Xin nói thêm là, Saransky về sau đã bị kết tội làm gián điệp cho Mỹ. Phiên tòa xử Saransky đã bóc trần các hoạt động gián điệp của y trên lãnh thổ Xôviết. Y chính là điệp viên của Cục tình báo quân đội Mỹ. Và chính cơ quan này của Mỹ đã sử dụng y rất đắc lực trong việc đưa ra nước ngoài những nhân vật gốc Do Thái đang đảm trách các công việc quan trọng tối mật ở Liên Xô. Mà Saransky đã đưa họ đi không phải sang Israel mà là sang Mỹ, nơi cho tới ngày hôm nay họ vẫn đang làm việc để nâng cao tiềm năng khoa học kỹ thuật quân sự của Mỹ.
Cũng chính các đại diện báo chí phương Tây đã kích động vấn đề dân tộc ở Liên Xô. Để làm việc này, họ đã giúp đỡ không chỉ bằng lời mà cả bằng tiền cho đại diện các tộc người như Tatar ở Cryme, cũng như những người gốc Đức sống ở thành phố Prokhladnyi thuộc Karbadino-Balkaria, tức là những người đang có vấn đề trong việc rời khỏi Liên Xô. Chính đại diện các phương tiện thông tin đại chúng của Tây Đức đã tiến hành các cuộc gặp gỡ mang tính khiêu khích với đại diện những người gốc Đức thuộc nước Cộng hòa Kazakhstan bị từ chối cấp thị thực xuất cảnh sang CHLB Đức...
Những khoản tiền tài trợ không nhỏ cũng được họ đưa tới cho một số kẻ vô cùng bất tài trong giới nghệ thuật, thí dụ như những họa sĩ trừu tượng mà nếu nói một cách trung thực tới cùng thì đại bộ phận đều là những kẻ lệch lạc tâm lý. Những họa sĩ như thế nhận được từ những kẻ dường như là đại diện cho các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây những khoản tiền kếch xù trả cho các "kiệt tác". Tất nhiên, những nhà báo giả hiệu này không trả cho các họa sĩ đó tiền túi mà họ đã lấy từ khoản ngân sách quốc gia mà chính phủ của họ chi ra cho các hoạt động tình báo, gián điệp. Cần phải nói rằng, rất nhiều tác phẩm tiền phong được mua bán như thế về sau đã bị vứt vào sọt rác ở phương Tây cũng như ở Liên Xô, chứ không được trưng bày trong các phòng triển lãm sang trọng nhất Anh, Mỹ, Pháp, Đức như lời hứa của những người phương Tây đã trả các khoản tiền lớn cho các hoạt động chống lại chế độ của những họa sĩ nửa mùa thần kinh bất ổn.
Tương tự như thế, trong các cuộc gặp gỡ với các đại diện báo chí phương Tây, những gương mặt mới nổi của dòng nhạc rock-pop Xôviết đã nhận được đồ bố thí dưới dạng hàng tiêu dùng như thuốc lá xì gà, quần áo, rượu whisky hay thực phẩm do nước ngoài sản xuất. Trong số này có các ca sĩ nổi tiếng như Victor Soy (nay đã chết), Presniakov - cha... Những cuộc gặp gỡ như thế đã diễn ra tại cả nhà riêng các nghệ sĩ chứ không chỉ ở các nơi sầm uất mà theo quan niệm của các điệp viên phương Tây, do có đông người nên cán bộ quan sát ngoại tuyến của KGB khó nhận biết được.
Cả các nhà văn cũng khiến cho những điệp viên CIA và các cơ quan điệp vụ phương Tây khác, chuyên về chiến tranh tư tưởng chống phá Liên Xô, quan tâm. Chính các điệp viên này đã dần dà xúi bẩy để một nhà văn tầm cỡ như Vôynvich tiến tới ý nghĩ ly hương khỏi Liên Xô. Chính họ cũng giúp cho một nhạc sĩ du ca kiêm thi sĩ lừng danh như Galich tìm đường rời bỏ Tổ quốc. Về sau, họ đã đưa Galich vào làm cả một chương trình chống lại chế độ Xôviết tại đài "Tự do", có trụ sở ở Munich và Paris, tồn tại nhờ nguồn tài chính do Quốc hội Mỹ phân cho. Cũng vì những điệp viên đó mà tại đài "Châu Âu tự do" đã tập hợp khá nhiều nhân vật lưu vong từ Liên Xô.
Tôi đã có lần phỏng vấn con gái của nhạc sĩ Galich và cô ta không phủ nhận rằng tại đài "Tự do" đã tồn tại sự theo dõi khá khắc nghiệt của các cán bộ nằm trong biên chế CIA. Những cán bộ này không chỉ kiểm duyệt nội dung chương trình mà cả đời tư của nhân viên đài "Tự do" nào mà họ chỉ thoáng nghi ngờ.
- Làm sao khác đi được, anh cứ thử trong "thế giới tự do" cắn vào bàn tay đang thả mồi, anh sẽ bị bỏ đói ngay.
Tôi muốn hỏi ông rằng, tại sao các điệp viên phương Tây lại hay sử dụng vỏ bọc phóng viên?
- Vỏ bọc nhà báo được các cơ quan điệp vụ phương Tây sử dụng thường xuyên là vì phóng viên có môi trường tiếp xúc rộng hơn hẳn nhà ngoại giao. Nhà ngoại giao không được cùng một lúc gặp gỡ với cả một nhóm người nếu không có giấy phép để làm việc này. Còn nhà báo thì có môi trường tiếp xúc rộng hơn bất cứ một nhân viên sứ quán nào. Và để kiểm soát hết tất cả các phóng viên nước ngoài thường trú tại Moskva thì một Cục của KGB không thể làm xuể vì họ đông quá... Muốn thực hiện nhiệm vụ này, thử hỏi xem biên chế sẽ là bao nhiêu ở Tổng cục 2 (Cục Phản gián) hay Cục Tư tưởng (Cục 5) của KGB hay Cục 7 của chúng tôi? Cũng xin nói thực là, chúng tôi chỉ theo dõi những ai mà chúng tôi thấy là họ có các hoạt động rõ rệt liên quan tới các cơ quan điệp vụ phương Tây.
Xin hỏi là làm sao mà các đồng nghiệp của ông ở Tổng cục 2 lại có thể biết nhà báo Mỹ nào là nhân viên CIA? Có lẽ Tổng cục 1 (Tổng cục Tình báo) cũng giúp cho họ?
- Đúng thế. Trước đây cả cơ quan phản gián lẫn cơ quan tình báo đều làm việc chung trong một hệ thống an ninh quốc gia. Và nguồn thông tin do mạng điệp viên từ nước ngoài cung cấp đã được nghiên cứu kỹ lưỡng ở đây, tại Moskva. Tổng cục 2 của KGB Xôviết chuyên về các vấn đề phản gián, chống lại các cơ quan điệp vụ phương Tây và đối thủ chính yếu của chúng ta khi đó, CIA, tập trung sự chú ý của mình vào một số đối tượng nhất định trong cả đám đông các nhà báo nước ngoài. Và xử lý những đối tượng bị tình nghi bằng cách thiết lập các cơ chế theo dõi xem anh ta gặp ai trong số các phần tử bất mãn và anh ta định sử dụng những phần tử này như thế nào trong các hoạt động phá hoại chế độ Xôviết.
Theo ông, Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA đã coi việc lũng đoạn giới trí thức Xôviết có tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta đều biết rằng Alain Dalles, một trong những "sáng lập viên" của CIA từng viết trong "Nhật ký" của mình: "Chúng ta (tức Hoa Kỳ) sẽ không lặp lại sai lầm của Hitler và Napoléon, chúng ta sẽ tìm ra những con sâu gặm thân cây Xôviết và nó tự gục đổ". Có lẽ ông ta muốn nói tới những nhân vật bất mãn mà tôi và ông đang bàn luận tới chăng?
- Lẽ dĩ nhiên là những trí thức Xôviết và Nga có tâm trạng bất mãn đã rơi vào tầm ngắm của các cơ quan điệp vụ phương Tây. Lấy thí dụ như Yuri Liubimov, đạo diễn chính của Nhà hát Taganka. Anh thử nghĩ xem ông ta sống bằng cái gì khi ở nước ngoài trong lúc không hề dựng bất cứ một vở kịch nào ở đâu mà chỉ mải tuyên truyền những tư tưởng chống lại chế độ Xôviết tại Anh? Cũng xin nói thêm là chính ở Anh đã có một đài phát thanh chống Xôviết là đài BBC. Liubimov đã đăng đàn diễn thuyết trên sóng của chính cái đài mà những tên phản bội và đào ngũ từ Quân đội Liên Xô đã ba hoa đủ mọi chuyện không có thật về cái gọi là sự nhẫn tâm của đồng sự và thủ trưởng cũ....
Vậy có nghĩa là cán bộ của Tổng cục Chính trị Quốc gia KGB, cụ thể là Cục K (Phản gián) đã đúng khi khẳng định với tôi rằng, những khoản tiền mà ông đạo diễn Liubimov đã sử dụng ở nước ngoài hoàn toàn không phải từ những nhà từ thiện? Hỗ trợ cho các quỹ đã từng cưu mang người nghệ sĩ lưu vong này là các nhân viên trong biên chế của cơ quan tình báo Israel MOSSAD và tình báo Anh MI-6?
- Tất nhiên là như vậy. Liubimov biết rất nhiều việc diễn ra trong giới tinh hoa Xôviết. Và đã có thể nói cho họ cùng biết. Chính ông ấy là người nhà của giới nghệ sĩ thượng lưu ấy và sau khi quay trở về Liên Xô, đã là người gần gụi với những nhân vật khởi xướng ra công cuộc cải tổ như Yakovlev và Gorbachev. Làm sao mà các cơ quan tình báo phương Tây lại bỏ qua được một cơ hội như thế?
Nếu đã nói tới thời perestroika thì theo ông, có phải tình cờ không nếu như một số tờ báo như Izvestia (Tin tức), Soversheno Sekretno (Tuyệt mật) hay sau đó là Versia (Giả thuyết), những cơ quan truyền thông nằm dưới sự lãnh đạo của những người xuất thân từ BCH TƯ Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin và con cháu của các cán bộ cao cấp gàn gũi với ban lãnh đạo Liên bang, đã ném bùn lên chính Tổ quốc mình? Và trong những bài báo của những kẻ bất mãn đó, in trên những tờ báo ấy, KGB với ban lãnh đạo do Chủ tịch KGB Kriuskov đứng đầu cùng phó tướng của ông là Bobkov đã bị mô tả như những quái nhân?
- Tôi hiểu là nhà báo đang định ám chỉ tới ai nhưng tôi chỉ có thể nói rằng kho lưu trữ của KGB vẫn còn đang giữ rất nhiều sự kiện thú vị liên quan tới giai đoạn mà Artem Henrikhovich Borovik (1960 - 2000, chủ tịch tập đoàn truyền thông Soversheno Sekretno) chuyển sang làm báo. Ở đời chẳng có gì tự dưng đến cả. Và không ai ở trong cái thế giới kinh doanh, đặc biệt là ở Mỹ, lại đưa cho anh xu nào một cách vô cớ. Và một khi đã cầm tiền rồi thì phải làm giả công thôi...
Vậy thì tôi xin đặt câu hỏi theo một cách khác vậy, đối với những người từ các gai đình nào thì CIA có thể tiếp cận để tuyển mộ trong thời gian họ học tại Học viện Ngoại giao Moskva và tiếp tục thực hiện những chuyến thực tập ở nước ngoài? Chúng ta đều biết rằng, từ lời thổ lộ của bà Veronika Borovik – Khilchevskaya, quả phụ của ông Arrtem Borovik, tài trợ cho tờ Versia là một công dân Mỹ, ông Tsukeman...
- Hiển nhiên là từ những điều chị vừa nói có một phần lớn sự thật mà tôi không hề hoài nghi gì cả. Trong thời gian tôi làm việc ở KGB, chúng tôi đã “chộp” được khá nhiều những cuộc gặp gỡ như thế giữa các điệp viên CIA với các đại diện giới báo chí có tư tưởng cấp tiến thuộc các cơ quan truyền thông in và truyền hình. Và tôi rất tin rằng trong kho lưu trữ của KGB vẫn còn giữ rất nhiều tài liệu về các cuộc gặp đó. Cũng như về nhiều quỹ tài trợ chung Nga – Mỹ dành cho những người gọi là các nhà báo tài năng nhưng hãy tin tôi đi, lại không chỉ làm mỗi việc đó. Hiện nay trong cơ quan an ninh Nga không có ai chuyên trách nghiên cứu về vấn đề này: tài trợ của CIA và các cơ quan tình báo phương Tây khác cho những nhà báo Nga trung thành với quyền lợi của họ và việc đó hiện đang diễn ra công khai và rất mạnh mẽ. Giả sử như nếu cơ quan an ninh Nga mà lại làm như thế đối với báo giới Mỹ thì hẳn CIA hay FBI đã để mắt tới từ lâu rồi...