Lịch sử các cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng nửa thế kỷ qua
Cuộc đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ vào đêm 15/7 và rạng sáng ngày 16/7 đã một lần nữa thể hiện sự bất ổn chính trị tại đất nước này. Đây không phải lần đầu tiên quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có hành động can thiệp vào nền chính trị.
Cuộc đảo chính quân sự năm 1960 tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh cắt từ video của CNN).
Năm 1960: Cuộc đảo chính quân sự đầu tiên diễn ra vào tháng 5/1960, khi quân đội bắt tất cả các thành viên của Đảng Dân chủ- đảng cầm quyền lúc đó, và đưa họ ra trước công lý.
Năm 1961: Trong tháng 9/1961, Thủ tướng Adnan Menderes bị miễn nhiệm từ văn phòng của mình và bị treo cổ cùng với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Tài chính thuộc Chính phủ của ông.
Thủ tướng Suleyman Demirel buộc phải từ chức dưới áp lực
từ chính quyền quân sự Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh cắt từ video của CNN).
Năm 1971: Suleyman Demirel, người đứng đầu chính phủ, đã bị buộc phải từ chức dưới áp lực từ chính quyền quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Thiết quân luật được ban bố trong nước.
Năm 1980: Các quan chức quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ lại một lần nữa can thiệp chính trị vào năm 1980 khi cuộc đối đầu giữa sinh viên của hai phe ý thức hệ - "cấp tiến" và "bảo thủ" - đạt đến mức độ của cuộc nội chiến. Sau đó, nhà lãnh đạo quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Kenan Evren tuyên bố mình là Tổng thống của đất nước và viết lại hiến pháp để nó đảm bảo sức mạnh cho quân đội.
Năm 1997: Trong đầu năm 1997, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc nhà sáng lập đảng "Hồi giáo chính trị"- Thủ tướng Necmettin Erbakan phải từ chức. Lý do bởi ông là người đứng đầu của chính phủ, mà theo đó, theo ý kiến của các vị tướng Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đang hướng tới chính trị dân chủ. Tuy nhiên, trong năm đó quân đội đã kiềm chế cướp chính quyền, cho phép các chính trị gia thành lập chính phủ mới.