Thu nhập cao nhờ trồng dứa
Nông dân vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đang phấn khởi do giá dứa ở thời điểm cuối vụ tăng cao kỷ lục và khan hiếm hàng.
Giá dứa vùng Đồng Tháp Mười.
Ông Nguyễn Công Thành- Giám đốc Hợp tác xã dứa Quyết Thắng, xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước cho biết, hiện giá dứa loại I từ 10.000-11.000 đồng/kg, dứa loại II từ 7.000- 9.000 đồng/kg.
Đây là mức giá cao nhất từ khi nông dân vùng Đồng Tháp Mười trồng loại cây này. Với mức giá trên, sau khi trừ chi phí, nông dân trồng dứa có thể thu lãi từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm.
Theo các hộ trồng dứa, nguyên nhân giá dứa tăng đột biến là do ảnh hưởng của hạn mặn, năng suất dứa giảm. Trong khi đó, nhiều diện tích dứa bị lão hóa nông dân phải phá bỏ trồng lại chưa đến giai đoạn cho trái dẫn đến sản lượng cung cấp cho thị trường thấp.
Ngoài ra, thương lái, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến vùng chuyên canh dứa huyện Tân Phước để thu mua dứa phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu dẫn đến cung không đủ cầu. Do đang ở thời điểm cuối vụ, nên giá dứa còn có thể tăng cao cho đến khi vụ thu hoạch dứa mới bắt đầu khoảng hơn một tháng nữa.
Dứa là cây trồng chủ lực của huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Tính đến nay, toàn tỉnh đã mở rộng diện tích dứa chuyên canh lên trên 16.300 ha và sản lượng đạt trên 260.000 tấn/năm.
Để nâng cao giá trị kinh tế của cây dứa, trong thời gian tới, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang tăng cường hướng nông dân áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, chú trọng tuyển chọn và sử dụng giống tốt; áp dụng đồng bộ các qui trình thâm canh theo khoa học để tăng năng suất, sản lượng dứa khi thu hoạch, đảm bảo chất lượng và thuận lợi hơn khi áp dụng bộ tiêu chí VietGAP vào quá trình canh tác cây dứa, nhằm giúp người trồng dứa nâng cao thu nhập.
Tuy nhiên, hiện nay nông dân vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã ồ ạt phá bỏ diện tích rừng này để chuyển sang trồng cây dứa.
Đáng quan tâm là tại khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười và khu vùng đệm ở xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước có gần 400 ha rừng tràm, bạch đàn nhưng hiện nay, nông dân vùng này đã phá bỏ hơn 80 ha đất rừng để trồng dứa Ông Dương Quốc Giang - Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang - cho biết, cây dứa đang cho hiệu quả kinh tế cao nên người dân trong vùng đệm đã tự phát lên liếp để trồng loại cây này.
“Khu vực vùng đệm có 82 ha đất đã được người dân lên liếp trồng khóm. Khi nhà nước quy hoạch đất thuộc vùng đệm thì việc sản xuất của người dân sẽ không có chính sách nào hỗ trợ. Người dân tự phát trồng dứa, xã chỉ nắm tình hình và báo lên cấp trên mà không ngăn chặn được”, ông Giang cho biết.
Tại Tiền Giang, quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu dứa toàn huyện Tân Phước hiện có gần 16.000 ha, dẫn đầu diện tích trong khu vực ĐBSCL. Đây là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao ở vùng Đồng Tháp Mười.
Từ việc quy hoạc ồ ạt, theo TS Trần Hoàng Uyên - Viện Quy hoạch thị trường - Bộ NN&PTNT, cây dứa thích hợp với vùng đất phèn nên cần được quy hoạch để phát triển.
TS Uyên đặt vấn đề: Tại sao chúng ta phải trồng lúa tại khu vực đất nhiễm phèn, trong khi cây dứa rất dễ trồng ở vùng đất này và có thể cho thu nhập cao nếu được đầu tư một cách hợp lý.
Do hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, từ lâu cây dứa đã được tỉnh xác định là cây ăn trái chủ lực để phát triển kinh tế ở vùng đất phèn Tân Phước và đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý, do vậy diện tích trồng dứa ở khu vực này đã gia tăng theo từng năm. Theo Phòng NN&PTNT huyện Tân Phước (Tiền Giang), toàn huyện hiện có hơn 15.000 ha khóm, tập trung nhiều nhất ở các xã Thạnh Mỹ, Mỹ Phước, Hưng Thạnh, Thạnh Tân, Thạnh Hòa, Tân Hòa Đông, Tân Lập 1, Tân Lập 2, và Phước Lập với sản lượng khóm cung cấp cho thị trường trong nước và chế biến xuất khẩu hàng năm khoảng 250.000 tấn. |